Huyện Mê Linh:

Hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật, nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt

Qua triển khai thực hiện một số chính sách về phát triển nông nghiệp tại địa bàn TP. Hà Nội, đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, được lãnh đạo các xã và nông dân hưởng ứng cao.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Trong đó, thực hiện việc đưa Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 4.7.2023 của HĐND TP. Hà Nội quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống, huyện Mê Linh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, triển khai chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp, điển hình là vụ lúa Xuân, trên địa bàn huyện Mê Linh có 6 xã tham gia hỗ trợ công cấy máy, diện tích cấy lúa bằng máy trên toàn huyện đạt 125ha tại các xã Chu Phan, Liên Mạc, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiến Thịnh, Tam Đồng (nâng tỷ lệ cấy lúa bằng máy từ 5ha năm 2023 lên 125ha).

anh-1-7772.jpg
Thu hoạch rau an toàn tại Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao (huyện Mê Linh). Ảnh: Lâm Nguyễn

Diện tích phun thuốc bằng máy bay không người lái đạt trên 21ha tại các xã Chu Phan, Thạch Đà, Thanh Lâm; diện tích nhân dân sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý phế phụ phẩm cây trồng, rơm rạ đạt 776ha tại các xã Chu Phan, Tráng Việt, Tiền Phong, Tiến Thắng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiến Thịnh, Tam Đồng, Tự Lập.

Về hiệu quả kinh tế, chính sách khuyến khích đưa cơ giới hóa sản xuất mạ khay, cấy máy là một bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất lúa nhỏ lẻ, giải phóng sức lao động, tạo điều kiện để sản xuất lúa hàng hóa tập trung với quy mô lớn, góp phần giảm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực tế triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh cho thấy, khi sử dụng máy cấy đạt công suất 1,5 - 2,5 ha/ngày, gấp khoảng 30 - 50 lần so với lao động cấy thủ công. Năng suất thực tế tại các điểm cấy máy vụ Xuân năm 2024 cao hơn từ 8 -10%; cho hiệu quả kinh tế 840.000đ/sào (23.500.000đ/ha), cao hơn so với phương pháp cấy lúa truyền thống 240.000đ/sào (tương đương 6.700.000đ/ha).

Việc áp dụng cấy lúa bằng máy và phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái giúp giảm tối đa sức lao động của con người, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cho người lao động, giải phóng sức lao động của người phụ nữ ở nông thôn, góp phần tháo gỡ khó khăn do việc thiếu lao động lúc mùa vụ tại nhiều địa phương; giúp nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, dần thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, làm cơ sở để hình thành những cánh đồng mẫu lớn tại huyện Mê Linh.

Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Đại diện phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Mê Linh đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện.

Hiện tại, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...

Một số vùng sản xuất, nông dân đã dần chuyển dịch từ cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như ngô bao tử, cây rau, hoa hồng thế, hoa trồng chậu, hoa thảm, hoa ly... Việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, như hệ thống nhà màng, nhà lưới, tự động... đã từng bước đáp ứng nhu cầu sản phẩm ngày càng cao của thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của huyện Mê Linh vẫn còn gặp không ít khó khăn như việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế và chưa bền vững; chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn thấp…

Do đó, trong thời gian tới, huyện tiếp tục đầu tư, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP... Huyện cũng hỗ trợ nông dân xây dựng chuỗi liên kết giá trị sản phẩm; tham gia chương trình xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện đến tay người tiêu dùng.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh Nguyễn Thị Chinh cho biết, trong thời gian tới, trung tâm tiếp tục phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân để áp dụng vào thực tiễn. Các lớp tập huấn sẽ được xây dựng nội dung kỹ lưỡng, thực hiện nghiêm túc nhằm bổ sung thêm kiến thức mới cho người dân về trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Đoàn Đức Dân thông tin, trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, nông dân muốn tiêu thụ được sản phẩm thì nông sản phải bảo đảm an toàn.

Việc tiếp thu và vận dụng tốt những thông tin hữu ích từ các chuyên gia, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, góp phần tăng thu nhập. Chính vì vậy, huyện Mê Linh cần nắm bắt nhu cầu của nông dân để có biện pháp hỗ trợ cụ thể theo hướng “cầm tay chỉ việc”, giúp nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật, nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt.

( Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm khuyến nông Hà Nội)

Trên đường phát triển

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.