Thực hiện các chương trình, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao

5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, năm 2019, có thể khẳng định, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn ngày càng quan tâm đến công tác dân tộc, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua các chương trình, chính sách, các biện pháp cụ thể gắn với nỗ lực vươn lên đồng bào các dân tộc đã thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, quốc phòng an ninh được củng cố. Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy; hệ thống chính trị được củng cố và phát triển về mọi mặt; khối đại đoàn kết giữa các dân tộc được tăng cường. Nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc đã chuyển biết rõ nét; phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số đã có chuyển biến về nhận thức, có ý chí vươn lên thoát nghèo, hạn chế việc trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước; luôn tin tưởng, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

gung-8299-3625.jpg
Người dân vùng dự án hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho nông hộ ở huyện Pác Nặm đã biết thích ứng với biến đổi khí hậu trong canh tác nông nghiệp. Ảnh: Trần Tuyến

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc những năm qua, có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực. Đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Theo đó, ở lĩnh vực phát triển kinh tế, giảm nghèo, từ việc triển khai các chương trình dự án, cùng tinh thần yêu lao động, cần cù, sáng tạo, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất đã có nhiều mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả thu nhập cao. Điển hình như bà Triệu Thị Lan, Bí thư Chi bộ, người có uy tín thôn Nặm Dắm, xã Cường Lợi, huyện Na Rì; ông Đinh Ích Tươm, người có uy tín thôn 2 Khau Cưởm, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông; ông Đặng Hành Dũng, Giám đốc Hợp tã xã Cá hồi - Cá tầm Pù Lầu, xã Yến Dương, huyện Ba Bể; ông Dương Hồng Sinh, Trưởng thôn Khuổi Nộc, xã Lương Thượng, huyện Na Rỳ.

Tự nguyện hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị

Bên cạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, phong trào Bắc Kạn chung tay xây dựng nông thôn mới do tỉnh phát động đã được người dân tham gia hưởng ứng tích cực. Nhiều đại biểu đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nhiệt tình hưởng ứng hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Đồng thời, huy động được nhiều nguồn lực trong người dân thực hiện với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tiêu biểu như bà Lý Thị Mơ, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông; bà Nguyễn Thị Sự, trưởng thôn Bắc Lanh Chang, xã Lục Bình, huyện Bạch Thông; ông Triệu Văn Đức, Trưởng thôn Nà Còi, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể; ông Hà Văn Hưởng, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới; bà Doanh Thị Hiếu, người có uy tín Tiểu khu I, thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn.

Cụ thể hơn, tại xã Cao Tân, huyện Pác Nặm, người dân đã tích cực xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, mô hình tự quản ở khu dân cư, tham gia đóng góp ngày công lao động, tiền mặt, tự nguyện hiến đất làm nhà văn hóa, làm đường giao thông nông thôn... Điển hình là công trình tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, theo số liệu thống kê, toàn tuyến đường này thu hồi tới hơn 49.000 mét vuông đất của các hộ dân thôn Cốc Lải. Nhưng do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, cùng với nhận thức đúng về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên bà con đã đồng tình ủng hộ, nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù…

Cùng với đó, trong các phong trào thi đua yêu nước không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng Ban Công tác Mặt trận, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; nhiều Bí thư, Trưởng thôn, người có uy tín đã thực sự trở thành tấm gương mẫu mực của sự đoàn kết, vận động người dân phát triển kinh tế, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào “ toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”. Điển hình như ông Bàn Phúc Văn, Tổ Khuổi Pái, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn; ông Lý A Thán, Bí thư Chi bộ thôn Khâu Qua, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; ông Đặng Tiến Liều, Người có uy tín thôn Phiêng An, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông; bà Triệu Thúy Tình, trưởng thôn, người có uy tín thôn Khau Liêu xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn; ông Triệu Văn Quý, Bí thư chi bộ thôn Phiêng Khít xã Thượng Ân huyện Ngân Sơn; ông Thào Minh Khyào, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn Nặm Khiếu, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm…

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.