ĐH Quốc gia Hà Nội hỗ trợ 100 triệu đồng cho nhà khoa học trẻ có công bố quốc tế Q1,Q2

Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã họp, thảo luận cho chủ trương về chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học trẻ.

Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy ĐHQGHN đã thảo luận và thống nhất chủ trương triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học trẻ.

Đây là một trong những chính sách đột phá nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ khoa học trẻ yên tâm công tác, tập trung vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học để tăng số lượng, chất lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học, góp phần gia tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của ĐHQGHN; đồng thời qua đó tạo lực hút để thu hút các nhà khoa học, đặc biệt là cán bộ trẻ có trình độ cao về làm việc tại ĐHQGHN. 

Việc xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ khoa học trẻ cần đảm bảo một số nội dung:

- Đối tượng thụ hưởng chính sách là cán bộ khoa học trẻ (dưới 40 tuổi), có học vị tiến sỹ trở lên, có khả năng nghiên cứu, cam kết hoàn thành chỉ tiêu khoa học công nghệ được giao. Việc thực hiện chính sách phải đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ đúng đối tượng, dựa trên sản phẩm đầu ra kết quả nghiên cứu khoa học; không cào bằng; chú trọng phát hiện và bồi dưỡng cán bộ khoa học trẻ xuất sắc.

- Trong 3 năm đầu về công tác tại ĐHQGHN, cán bộ được đảm bảo cấp 01 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN hoặc 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp đơn vị có tổng kinh phí tương đương kinh phí cấp cho 01 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN.

- Hỗ trợ các công bố quốc tế chất lượng cao chưa được tài trợ bởi đề tài/dự án, cụ thể là hỗ trợ các bài báo khoa học chưa nhận tài trợ đăng trên các tạp chí thuộc nhóm Q1, Q2 theo phân loại Scimago với các mức hỗ trợ tối thiểu như sau: 100 triệu đồng/bài đăng trên các tạp chí thuộc top 5% ngành/lĩnh vực; 70 triệu đồng/bài đăng trên các tạp chí thuộc nhóm Q1; 50 triệu đồng/bài đăng trên các tạp chí thuộc nhóm Q2. Mức hỗ trợ thực tế cho 01 bài báo phụ thuộc vào số lượng và vai trò của các tác giả bài báo là cán bộ của ĐHQGHN.

- Với các ngành khoa học cơ bản, hỗ trợ tài chính thông qua đặt hàng, giao nhiệm vụ cho cán bộ khoa học trẻ mới về công tác dưới 5 năm để đảm bảo mức thu nhập bình quân tối thiểu là 15 triệu đồng/tháng. Đồng ý chủ trương thực hiện thí điểm hỗ trợ 100 cán bộ khoa học trẻ theo đề xuất của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nhằm đẩy mạnh chỉ số công bố quốc tế của ĐHQGHN.

Hiện nay, thu nhập cơ bản của cán bộ khoa học tại nhiều đơn vị thành viên và trực thuộc ở mức trung bình, chưa tương xứng với vai trò, trách nhiệm của ĐHQGHN. Đặc biệt là nhóm các nhà khoa học trẻ công tác trong các ngành thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản thường có thu nhập thấp hơn so với mặt bằng chung, do đây là các ngành khó tuyển sinh và mức thu học phí thấp.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN là một trong những đơn vị đào tạo lĩnh vực khoa học cơ bản có đội ngũ cán bộ khoa học trẻ đông đảo. Vừa qua, Nhà trường đã triển khai xây dựng Dự thảo Quy định về chế độ làm việc của nghiên cứu viên, thay thế các nội dung liên quan trước đây và được Ban Thường  vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHQGHN thông qua. Tới đây, Nhà trường sẽ triển khai chính sách hỗ trợ tài chính cho 100 tiến sĩ trẻ đầu tiên.

Trong thời gian qua, ĐHQGHN đã ban hành và thực thi nhiều chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học với nhiều điểm mới ưu việt như: Quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên tại ĐHQGHN; Quy định về chế độ làm việc đối với nghiên cứu viên tại ĐHQGHN; Quy định về việc hỗ trợ học bổng cho các nghiên cứu sinh và các thực tập sinh sau tiến sĩ ở ĐHQGHN…

Nhịp cầu giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

GS.TS Phan Mạnh Hưởng: Xây dựng nguồn nhân lực bán dẫn, trường đại học cần “ngồi lại” với các tập đoàn
Giáo dục

GS.TS Phan Mạnh Hưởng: Xây dựng nguồn nhân lực bán dẫn, trường đại học cần “ngồi lại” với các tập đoàn

GS.TS Phan Mạnh Hưởng - Giáo sư Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ) cho rằng các trường, viện đào tạo cần “ngồi lại” với các tập đoàn để thấy được nhu cầu của tập đoàn, kỹ năng mà sinh viên cần có khi làm việc trong các nhà máy, thậm chí phải mời chuyên gia từ các tập đoàn đến đào tạo ngay tại chỗ.

Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Giáo dục

Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Ngày 12.8, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04.11.2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".