Đề xuất giữ nguyên căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội

Mở rộng căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội có thể khiến tình trạng chậm đóng, trốn đóng trầm trọng hơn và gia tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất giữ nguyên quy định về căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội -0
Ảnh minh họa: ITN

Không giải quyết được tình trạng trốn đóng bảo hiểm

Theo Khoản 1 Điều 37 dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có 2 phương án xác định tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Phương án 1 (giữ nguyên như quy định hiện hành) - “là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động”.

Phương án 2 - “là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động; không bao gồm tiền thưởng, các khoản hỗ trợ và trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động”.

So với phương án 1, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tại phương án 2 sẽ bao gồm thêm cả các khoản phụ cấp lương, bổ sung khác gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) vừa khảo sát nhanh cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề này. 

Theo các doanh nghiệp, nếu chọn phương án 1, doanh nghiệp và người lao động sẽ không phải chịu áp lực về chi phí “gia tăng đột biến”. Song, cơ quan quản lý nhà nước phải tìm được phương án, giải pháp nhằm giải quyết bài toán chậm đóng, trốn đóng, nợ BHXH của một số doanh nghiệp và người lao động như thời gian qua.

Với phương án 2, căn cứ tính đóng BHXH sẽ tăng lên, phát sinh hai vấn đề cần xem xét.

Một là, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết năm 2022, cả nước có hơn 2,13 triệu lao động bị doanh nghiệp chậm đóng BHXH từ 1 - 3 tháng, 440.800 người bị nợ đóng từ 3 tháng trở lên và gần 213.400 người bị "treo" sổ tại các doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động. Số lao động đang bị nợ BHXH chiếm 17,4% tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do công tác thanh kiểm tra chưa được thường xuyên, các chế tài xử lý chưa nghiêm, việc thu bảo hiểm chưa kịp thời, hiệu quả, ý thức chấp hành của một số người sử dụng lao động còn hạn chế… Cùng với đó là những khó khăn về dòng tiền cũng như việc thu hẹp sản xuất của nhiều doanh nghiệp do ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 và những tác động khó lường của bối cảnh kinh tế thế giới gây ra.

Các doanh nghiệp lo ngại, việc điều chỉnh căn cứ tính đóng BHXH như phương án 2 sẽ làm gia tăng chi phí của cả người sử dụng lao động và người lao động, song lại chưa thực sự giải quyết triệt để các nguyên nhân trực diện của tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH.  Trong bối cảnh doanh nghiệp và người lao động đều đang hết sức khó khăn, quy định này có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp và người lao động càng tìm cách trốn đóng BHXH, khiến chính sách khó đạt được mục tiêu.

Thứ hai, năng suất lao động của Việt Nam hiện thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực, chỉ cao hơn Lào, Myanmar và Campuchia. Lợi thế lao động giá rẻ đã giảm dần, thậm chí ở nhiều ngành không còn hiện hữu so với nhiều quốc gia trong khu vực do tốc độ tăng chi phí lao động nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Theo Báo cáo của Tổng Cục thống kê, giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hàng năm chỉ đạt 5,29% trong khi tốc độ tăng lương phân theo các khu vực hay ngành trong giai đoạn 2011 - 2020 đều trên 7%. Giai đoạn 2011 - 2020, mức lương cơ sở tăng gấp 3 lần; mức lương tối thiểu theo vùng tăng từ 3,27 (vùng I, II, III) lần đến 3,7 lần (vùng IV) trong khi năng suất lao động chỉ tăng hơn 2 lần. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải chịu chi phí đào tạo do trình độ lao động còn nhiều hạn chế.

Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và ILO cho thấy, đến hết quý II.2021, lực lượng lao động của Việt Nam là khoảng 51,1 triệu người, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 26,1%. Trong bối cảnh đó, việc tăng căn cứ tính đóng BHXH sẽ tiếp tục làm tăng chi phí lao động, dẫn đến khoảng cách giữa tốc độ tăng chi phí lao động và năng suất lao động ngày càng bất hợp lý, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư và năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng như của doanh nghiệp. Thậm chí, có thể gây “hiệu quả ngược” đối với các mục tiêu thu hút đầu tư FDI, đầu tư tư nhân đang được đẩy mạnh hiện nay.

Đáng chú ý, theo các doanh nghiệp, việc tăng căn cứ tính đóng BHXH được thực hiện trong giai đoạn hiện nay là chưa phù hợp bởi hầu hết doanh nghiệp đều đang rất chật vật để phục hồi.

Nên giữ như cũ

Từ những phân tích trên, các hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, căn cứ tính đóng BHXH là nội dung có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ ở bài toán an sinh cho xã hội, người lao động, mà còn là bài toán năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Do đó, Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá điều kiện thực tiễn, có cân nhắc kinh nghiệm quốc tế, khu vực một cách toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh hết sức khó khăn hiện nay để lựa chọn phương án khả thi, hợp lý.

“Ban soạn thảo cần làm việc kỹ với các doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia, nên tập trung nhiều vào phân tích phương án đề xuất giữ nguyên quy định hiện hành về căn cứ tính đóng BHXH (phương án 1 của dự thảo Luật), kết hợp với xác lập các biện pháp quản lý hiệu quả khác nhằm bảo đảm các mục tiêu toàn diện của chính sách BHXH cũng như chính sách phát triển kinh tế và doanh nghiệp”, đại diện doanh nghiệp kiến nghị.

Các chuyên gia về lao động cho rằng, trong trường hợp giữ nguyên quy định hiện hành, ban soạn thảo nên cân nhắc để gia tăng các hình thức thanh kiểm tra, quản trị dựa trên dữ liệu, liên kết dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu thuế, BHXH; kết hợp chế tài nghiêm minh… sẽ vừa hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng, nợ BHXH vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động.

Ngoài ra, theo các doanh nghiệp, hiệp hội, Ban soạn thảo cần nghiên cứu, thể hiện rõ ràng (một cách tối đa) các quy định liên quan tới các khoản phụ cấp, khoản bổ sung phải tính đóng BHXH để tránh tình trạng sau này Luật đi vào đời sống, cơ quan quản lý nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động có những cách hiểu khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình thực thi.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.