Đề nghị quan tâm hơn tới chăm sóc sức khỏe tâm thần

ĐBND - Góp ý Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), sáng 13.6, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) đề nghị quan tâm hơn nữa đến việc khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Quan niệm sai lệch, thiếu nhân lực, trang thiết bị

ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện nêu rõ: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần, và xã hội. Các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe là môi trường kinh tế và xã hội, môi trường tự nhiên, và đặc điểm, ứng xử của các cá nhân trong xã hội. Các yếu tố này ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần.

Theo Phật giáo, con người gồm tập hợp của năm yếu tố: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Yếu tố “sắc” thuộc về vật chất, còn lại “thọ, tưởng, hành, thức” thuộc về tâm, tâm thức, tinh thần, tâm thần. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cần được hết sức chú ý quan tâm.

Quan tâm hơn tới chăm sóc sức khỏe tâm thần -0
ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện phát biểu tại hội trường sáng 13.6 - Ảnh: Hồ Long

Thời gian gần đây, báo chí liên tiếp đưa tin xảy ra những vụ việc đau lòng về các vụ tự tử ở một số địa phương trên cả nước. Điển hình là vụ việc người cha ôm con nhảy cầu tự tử ở Cửa Đại, Quảng Nam, và cách đây hai ngày cũng tại Cửa Đại, một cô gái 22 tuổi đã nhảy cầu tự tử.

Có thể nói, áp lực cuộc sống, thu nhập, công ăn việc làm, nhu cầu xã hội ngày càng cao và luôn luôn không được thỏa mãn, xung đột gia đình, dịch bệnh, như dịch bệnh Covid-19 vừa qua…, theo phân tích chuyên môn của các chuyên gia, những yếu tố này làm gia tăng tỷ lệ người bị lo âu, trầm cảm, có ý tưởng tự sát và toan tự sát. Dựa vào các khảo sát xã hội học, UNICEF đưa ra mối quan ngại lớn đến sức khỏe tâm thần của cả một thế hệ trẻ em và thanh, thiếu niên.

Đối với Việt Nam, chăm sóc sức khỏe tâm thần là vấn đề khá nghiêm trọng. Hiện nay, trong hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế còn rất thiếu thốn cả về nguồn nhân lực và trang thiết bị, cơ sở vật chất cho chăm sóc sức khỏe tâm thần. Trong xã hội còn tồn tại quan niệm sai lệch, sự kỳ thị, coi đó là bệnh điên, hoặc nhiều người cho đó là ma làm, quỷ ám…; đồng thời có nhiều cách thức ứng xử không phù hợp, thậm chí mê tín, dị đoan.

Phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần

Từ những phân tích trên, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện, xin kiến nghị Chính phủ tập trung phát triển, nâng cao năng lực hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở tất cả các tuyến bệnh viện đến tận cơ sở, nhằm kịp thời dự phòng, phát hiện sớm, điều trị, chăm sóc người có biểu hiện rối loạn sức khỏe tâm thần, mà không chỉ đơn thuần quy định hình thức bắt buộc chữa bệnh như tại Điều 67, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Đồng thời, Thượng tọa Thích Đức Thiện cũng đề nghị xem xét bổ sung chức danh “Chuyên gia trị liệu tâm lý” vào nhóm chức danh nghề nghiệp tại Điều 18, dự thảo Luật. Họ là những người hành nghề tham vấn, trị liệu tâm lý qua các liệu pháp trò chuyện, giảng giải, giải tỏa tâm lý, giải phóng áp lực bằng những năng lượng tích cực.

"Tôi tán thành cao việc quy định cấp Giấy phép hành nghề đối với các chức danh nghề nghiệp và thời hạn của giấy phép hành nghề là 5 năm. Tuy nhiên, tôi còn băn khoăn với quy định giao cho Hội đồng Y khoa Quốc gia cấp, thu hồi Giấy phép hành nghề. Tôi đề nghị chọn phương án 2, Hội đồng Y khoa Quốc gia là cơ quan đánh giá về chuyên môn, năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người đề nghị cấp Giấy phép hành nghề, còn việc cấp giấy phép hành nghề giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ Y tế và các Sở Y tế." - Thượng tọa Thích Đức Thiện nêu quan điểm.

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện đồng tình với phương án 2, giữ quy định hiện hành các bác sĩ, chuyên gia giỏi có thể sử dụng ngoại ngữ để tập hợp, mời gọi và sử dụng được các bác sĩ, chuyên gia có chuyên môn cao người nước ngoài tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý, quy định trình độ chuyên môn y khoa, chất lượng cao của phiên dịch, cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm bảo đảm kết quả chuyên môn tốt nhất.

PV lược ghi

"Về Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đề nghị Chính phủ xây dựng nghị định cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia thành lập Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát huy các nguồn lực tham gia vào xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh, mở ra sự hợp tác với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần sự giúp đỡ".

ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Phát triển văn hóa gắn với đặc thù đô thị di sản

Các đại biểu thống nhất với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế - xã hội TP. Huế phải đặt trong yêu cầu bảo tồn giá trị di sản, giá trị văn hóa. Do vậy, có ý kiến đề nghị, xem xét thiết kế trong Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phát triển văn hóa gắn với đặc thù đô thị di sản để quá trình phát triển không phá vỡ không gian di sản.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.

 Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia
Thời sự Quốc hội

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu chuyến công tác tại Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng tại Campuchia

Chiều nay, 21.11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta đã tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình từ ngày 21-24.11.2024.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
Thời sự Quốc hội

Sẽ góp phần tăng nguồn cung nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân

Sáng 21.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.