ĐBQH Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi): Ưu tiên nguồn lực cho mục tiêu kép

Phát biểu sáng nay, đại biểu Đặng Ngọc Huy cho rằng, năm 2021 do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, tăng trưởng kinh tế đã giảm ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Đại biểu Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi) Ảnh; Quang Khánh
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (Quảng Ngãi)
Ảnh; Quang Khánh

Tuy nhiên, theo đại biểu Đặng Ngọc Huy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết, đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, KT - XH năm 2021 tiếp tục đạt được 1 số kết quả tích cực như đã đề cập trong báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Trong thời gian tới, đại dịch Covid-19 dự báo vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều, nhiều bất định, sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, đứt gẫy chuối cung ứng, tiêu thụ vẫn hiện hữu … Trên cơ sở đó, đại biểu Đặng Ngọc Huy đề nghị Chính phủ đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, sớm triển khai tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi để tạo miễn dịch cộng đồng.

Đồng thời quan tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu, bào chế và sản xuất vaccine trong nước để chúng ta có thể chủ động nguồn cung, tự chủ vaccine trong thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực cho y tế cơ sở cũng như có cơ chế để huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong phòng, chống dịch Covid-19.

Khẩn trương chuẩn bị và triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, chú trọng phương án cung ứng lao động trong và sau các làn sóng dịch cho các doanh nghiệp nhất là tại các tỉnh Đông Nam Bộ do một lượng lớn lao động dịch chuyển từ các tỉnh, thành phố lớn về quê. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm có thể huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn cũng như cải cách, hoàn thiện thể chế, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, gồm cả thể chế phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số.

Qua các cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Hai, đại biểu cho biết, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương cũng như các nghị quyết của UBTVQH, cử tri cũng đề nghị Chính phủ sớm sớm nghiên cứu sửa đổi Nghị định 34 để nâng mức hỗ trợ, tạo tâm lý an tâm công tác, giúp chính quyền cơ sở hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

“Trong đó sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, sáp nhập các thôn, tổ dân phố (riêng tỉnh Quảng Ngãi đã giảm 202 thôn, tổ dân phố, giảm chi khoảng 20 tỷ đồng/năm so với trước). Sau khi sáp nhập, địa bàn xã, thôn, tổ dân phố rộng hơn, số công dân quản lý đông hơn trong khi số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hay chúng ta hay gọi là những người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng theo quy định của Nghị định 34/2019 của Chính phủ giảm so với trước đây nhưng mức phụ cấp lại thấp chỉ khoảng 1,6 - 1,7 triệu đồng/tháng bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nên nhiều nơi đã có tình trạng xin thôi làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động của chính quyền cơ sở,” đại biểu Đặng Ngọc Huy chia sẻ từ thực tế địa phương.

Thực hiện Nghị quyết 867 của UBTVQH, huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi đã giải thể 3 xã để xây dựng chính quyền 1 cấp (cấp Huyện). Đây là chủ trương phù hợp với điều kiện diện tích tự nhiên, giảm cấp trung gian, việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH, quốc phòng an ninh ở địa phương nhanh chóng, kịp thời.

Tuy nhiên, do chỉ còn chính quyền cấp huyện nên nhân dân trên địa bàn huyện Lý Sơn không còn được hưởng các chính sách áp dụng đối với xã đảo đặc biệt khó khăn như chế độ mua bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh, hỗ trợ tiền ăn trưa cho cấp bậc mầm non, hỗ trợ giảm tiền học phí cho học sinh, sinh viên, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn…

Do vậy, cử tri đề nghị Chính phủ nghiên cứu cho huyện đảo Lý Sơn, quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tiếp tục được hưởng các chính sách áp dụng đối với xã đảo đặc biệt khó khăn, giúp người dân yên tâm sinh sống, lao động sản xuất và công tác, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Kỳ họp

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thời sự Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh

Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV

Đúng 9h00 sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV Quốc hội họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển
Xây dựng luật

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật). Đây là đạo luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực
Kỳ họp

Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đóng góp chung vào thành công đó, các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh đã tích cực nghiên cứu, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực vào các nội dung kỳ họp.
Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường
Kỳ họp

Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường

Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ. Kết quả kỳ họp thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của Quốc hội trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước và mong muốn, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và phối hợp chuẩn bị từ sớm của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị kỳ họp. Khẳng định điều này, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc Quốc hội tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã giúp Quốc hội có những kinh nghiệm tốt, tạo tiền lệ cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường tiếp theo để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách
Kỳ họp

Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách

Theo đại biểu Quốc hội HOÀNG VĂN CƯỜNG (Hà Nội), thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV trước hết là nhờ công tác chuẩn bị tổ chức bài bản, khoa học và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, là tinh thần làm việc rất khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, không quản ngại phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đội ngũ tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện
Kỳ họp

Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện

Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi áp dụng rộng, thời gian triển khai ngắn, do đó, quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả của Nghị quyết. Nhấn mạnh điều này, chuyên gia kinh tế NGUYỄN MINH PHONG, cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động ngay, chậm ngày nào là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó.
Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
Kỳ họp

Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn

Chiều qua, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã khép lại chương trình nghị sự. Từ các địa phương, nhiều ĐBQH, đại biểu HĐND nhấn mạnh: Dù chưa từng có tiền lệ song kỳ họp đã diễn ra hết sức thành công, đạt được mục tiêu cao nhất là giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn. Tinh thần và kết quả của kỳ họp đã tạo ra những khí thế mới, thời cơ mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao, niềm tin của Nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc.
Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước
Kỳ họp

Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước

Sau 4,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc vào chiều qua, 11.1, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự, thông qua 4 nghị quyết và 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Đây là những quyết đáp đặc biệt quan trọng của Quốc hội, đáp ứng đúng, trúng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước đang đặt ra. Nhấn mạnh điều này, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG mong muốn, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết, luật ngay từ năm đầu tiên, tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân
Kỳ họp

Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường đều rất cấp bách, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần chủ động, linh hoạt, Kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức ngay trong những ngày đầu năm mới 2022 được cử tri đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng!
Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước

Theo dõi sát sao diễn tiến và nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri và Nhân dân nhận thấy các nội dung kỳ họp rất thiết thực, không chỉ mang hơi thở cuộc sống đến nghị trường mà còn mở ra triển vọng mới trong chiến lược phát triển đất nước. Những đại biểu của dân đã ý thức rõ trách nhiệm chính trị, tập trung trí tuệ, thảo luận, tranh luận sôi nổi, nghiên cứu, phân tích, phòng ngừa trục lợi chính sách, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thiết thực.