Quảng Ngãi

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Năm 2024, du lịch Quảng Ngãi đón hơn 1,4 triệu lượt khách (đạt 111% so với kế hoạch năm, tăng 36% so với với cùng kỳ năm trước). Trong đó, khách quốc tế ước đạt 29.000 lượt người, tăng 91% với cùng kỳ năm trước. Tổng thu du lịch ước đạt 1.434 tỷ đồng, đạt 155% so với kế hoạch năm 2024, tăng 30% với cùng kỳ năm trước, trong đó, thu ngoại tệ ước đạt 6,6 triệu USD.

Xác định tầm quan trọng của chuyển đổi số

Để đạt được những kết quả đáng khích lệ nói trên, ngoài các hoạt động quảng bá hình ảnh, liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương thì ngành du lịch tỉnh còn chủ động chuyển đổi số, tiếp cận và tham gia mạnh mẽ vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Từ cơ quan quản lý nhà nước là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến các công ty, doanh nghiệp lữ hành, những người làm du lịch đang phấn đấu tự nâng cấp mình, nâng cấp hệ thống, trang bị tri thức về công nghệ số… nhằm đáp ứng việc quản lý, vận hành và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Ảnh: TT
Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Ảnh: TT

Trưởng phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi) Đàm Việt Thanh cho biết, xác định tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, thời gian qua, Sở đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung xây dựng và phát triển hệ thống kênh truyền thông tương tác mạng xã hội; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chuyển đổi số du lịch, sự kiện du lịch, liên kết thông tin doanh nghiệp du lịch; chuyển đổi số du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới năm 2024…; số hóa nội dung thông tin, tài liệu; nâng cấp tiện ích app Du lịch Quảng Ngãi năm 2024.

Ngành du lịch cũng đã xây dựng Website:https://tuanle.dulichquangngai.vn để quảng bá, giới thiệu và đếm ngược thời gian diễn ra các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, số hóa thông tin, hình ảnh và vận hành app Du lịch Quảng Ngãi, website Du lịch Quảng Ngãi, fanpage Du lịch Quảng Ngãi - Khám phá mới, website Du lịch Nông thôn Quảng Ngãi để quảng bá, giới thiệu thông tin, hình ảnh và thời gian diễn ra các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tiến hành quảng bá nét đẹp, tiềm năng du lịch, văn hóa - lịch sử, con người, danh lam thắng cảnh, ẩm thực Quảng Ngãi, sản phẩm du lịch mới, chủ đạo của tỉnh, trong đó, chú trọng tuyên truyền, quảng bá về phát triển huyện đảo Lý Sơn thành trung tâm du lịch biển đảo”, ông Đàm Việt Thanh cho hay.

Số hóa thông tin các di tích

Bên cạnh các ứng dụng, ngành du lịch địa phương còn triển khai gắn mã QR tại các điểm đến, riêng huyện Lý Sơn có 28 mã QR, thông tin về địa danh và cẩm nang về du lịch là những nội dung chính được mã hóa trong mã QR. Tương tự, tại Khu chứng tích Sơn Mỹ cũng đã triển khai gắn mã QR tại 15 điểm trong khuôn viên khu chứng tích, du khách đến mỗi địa điểm, sau khi quét mã QR sẽ được nghe thuyết minh radio tự động tại mỗi điểm, giúp tiết kiệm nhân lực, cũng như cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời tài liệu lịch sử đến du khách.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện toàn tỉnh có 12 di tích lịch sử, văn hóa đã được triển khai thực hiện số hóa thông tin, cụ thể như: Di tích lịch sử Cây Gạo (huyện Bình Sơn), Khu chứng tích Sơn Mỹ (TP. Quảng Ngãi), Đình làng An Định (huyện Nghĩa Hành), Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại (huyện Ba Tơ), Bảo tàng Chiến thắng Vạn Tường, Công trình Nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ Tiểu đoàn 83 (huyện Nghĩa Hành)... Hình thức số hóa di tích được ví như cuốn cẩm nang du lịch số rất tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng, vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Du khách thích thú với các sản phẩm du lịch truyền thống

Du khách thích thú với các sản phẩm du lịch truyền thống

Trong xu thế phát triển của "du lịch số", các doanh nghiệp lữ hành cũng đã rất tích cực trong việc triển khai xây dựng sản phẩm du lịch mới như: Giới thiệu tour trên nền tảng trực tuyến; check-in khách sạn tự động, triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ngãi trên các nền tảng mạng xã hội như website, Facebook, YouTube, Zalo, TikTok… Đây cũng là các phương pháp truyền thông mới phù hợp với xu thế.

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh ứng dụng các sản phẩm công nghệ hỗ trợ nâng cao trải nghiệm du lịch cho du khách như: thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), 3D mapping, ứng dụng thẻ du lịch thông minh; tăng cường hoạt động giao dịch, thương mại điện tử tại các điểm du lịch. Tiếp tục nâng cao app du lịch thông minh, ứng dụng Khám phá Lý Sơn, cập nhật dữ liệu về điểm đến, cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch đầy đủ hơn.

Đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá và liên kết hợp tác phát triển du lịch; tăng cường liên kết với các địa phương trọng điểm về du lịch, nhất là các tỉnh, thành phố trong liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Phấn đấu trong năm 2025, Quảng Ngãi sẽ đón khoảng 1,7 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đạt 32.000 lượt người; tổng thu du lịch ước đạt 1.680 tỷ đồng, trong đó doanh thu ngoại tệ ước đạt 6,9 triệu USD.

Trên đường phát triển

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao
Xã hội

Xây dựng ngành nông nghiệp thủ đô đa lĩnh vực, giá trị cao

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, với phương châm phát triển nông nghiệp của thủ đô phải khác với các địa phương khác, tập trung vào đa lĩnh vực và mang lại giá trị cao nhất, thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với một số sản phẩm, lĩnh vực, địa bàn, phát triển lĩnh vực nông nghiệp kết hợp du lịch,…

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước
Trên đường phát triển

Những cây cầu bắc qua sông Cần Thơ - điểm nhấn đô thị miền sông nước

Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Đặc biệt, việc xây dựng hàng loạt cầu bắc qua sông Cần Thơ đã góp phần đảm bảo cảnh quan đô thị, tạo tiền đề phát triển kinh tế, đồng thời làm điểm nhấn cho thành phố về kiến trúc, văn hoá đô thị miền sông nước. 

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.