Dầu khí Nam Sông Hậu: Vay nợ tăng mạnh, dòng tiền kinh doanh âm nghìn tỷ, lãnh đạo liên tục bán ra cổ phiếu khi thị giá tăng

Lượng tiền mặt PSH đang nắm giữ đã giảm 74% so với hồi đầu năm xuống mức gần 61 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị hàng tồn kho của PSH tăng 14% so với đầu năm lên mức gần 5.500 tỷ đồng. PSH cũng đang có khoản nợ xấu gần 16 tỷ đồng, giá trị có thể thu hồi chỉ 1,1 tỷ đồng (tương đương 6,8%).

Dữ liệu tài chính hợp nhất quý 3.2023 thể hiện, Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (mã chứng khoán: PSH) đạt doanh thu 912 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Lãi gộp của doanh nghiệp sau khấu trừ giá vốn đạt gần 108 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ.

Tuy doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ giảm 80%, chỉ còn 4,2 tỷ đồng, do ảnh hưởng của sự giảm lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá, nhưng nhờ việc tiết kiệm được nhiều chi phí, PSH lãi trước thuế gần 13 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PSH đạt 5.360 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 279 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 241 tỷ đồng của 9 tháng năm 2022.

Dầu khí Nam Sông Hậu: Vay nợ tăng mạnh, dòng tiền kinh doanh âm nghìn tỷ, lãnh đạo liên tục bán ra cổ phiếu khi thị giá tăng -0

Về tình hình tài chính, kết thúc quý 3, tổng tài sản của PSH ở mức hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Về chất lượng tài sản, PSH có các khoản phải thu ngắn hạn tăng vọt 187% lên mức 1.310 tỷ đồng. Theo giải trình, các khoản phải thu này chủ yếu đến từ khoản phải thu của khách hàng bao gồm: Công ty Cổ phần Sản xuất Dầu nhớt Long An (387 tỷ đồng); Công ty CP Kho cảng ngoại qan và TM Dầu khí NSH Gò Công (171 tỷ đồng); Công ty CP Thương mại Chợ gạo (214 tỷ đồng)…

Đáng chú ý, Lượng tiền mặt PSH đang nắm giữ đã giảm 74% so với hồi đầu năm xuống mứcgần 61 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị hàng tồn kho của PSH tăng 14% so với đầu năm lên mức gần 5.500 tỷ đồng. PSH cũng đang có khoản nợ xấu gần 16 tỷ đồng, giá trị có thể thu hồi chỉ 1,1 tỷ đồng (tương đương 6,8%).

Trong cơ cấu nguồn vốn, cuối quý 3, nợ phải trả của PSH tăng so với hồi đầu năm lên mức 9.001 tỷ đồng, đa phần là nợ ngắn hạn. Vay nợ tài chính của PSH tăng mạnh lên mức 5.635 tỷ đồng, trong đó có hơn 700 tỷ là nợ trái phiếu. Dù ghi nhận lãi trong quý 3 nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy dòng tiền kinh doanh của PSH đang âm nặng tới 1.411 tỷ đồng do tiêu tốn nghìn tỷ vào việc trả nợ gốc và lãi.

Kể từ tháng 9 đến nay, lãnh đạo của Dầu khí Nam Sông Hậu liên tục bán ra cổ phiếu. Theo đó, Chủ tịch PSH là ông Mai Văn Huy đã bán 4,1 triệu cổ phiếu như đăng ký trước đó, hạ sở hữu từ 66,7% xuống còn 63,4% vốn, tương ứng với 80 triệu đơn vị. 

Giao dịch thực hiện giai đoạn 15 -20.9 theo phương thức khớp lệnh. Chiếu theo thị giá 12.550 - 13.250 đồng/cp, lượng cổ phiếu ông Huy bán ra trị giá khoảng 51 - 54 tỷ đồng. Cùng chiều, bà Võ Bích Trâm, Thành viên Hội đồng quản trị, đã bán 1,7 triệu đơn vị vào ngày 31/8. Bà Trâm hạ sở hữu xuống còn 0,92% vốn, tương ứng với 1,1 triệu đơn vị. Giao dịch cũng được thực hiện theo phương thức khớp lệnh.

Với mục đích cá nhân, hai vị lãnh đạo tiếp tục muốn bán ra hàng triệu cổ phiếu trong đợt giao dịch mới 27.9 – 21.10. Trong đó, ông Mai Văn Huy đăng ký bán 2,4 triệu đơn vị, nhằm hạ sở hữu xuống mức 61,5%, tương ứng với 77,6 triệu đơn vị; bà Võ Bích Trâm đăng ký bán toàn bộ 0,92% vốn còn lại, tương ứng với 1,1 triệu đơn vị.

Chốt phiên giao dịch ngày 3.11, giá cổ phiểu PSH đang ở mức trên 9.000 đồng/cp, giá trị vốn hoá thị trường trên 1.152 tỷ đồng.

Kinh tế

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

21 ngành bị ảnh hưởng nếu ngành bia suy giảm

Chiều 25.11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương phối hợp với Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát tổ chức hội thảo công bố "Báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia Việt Nam".

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp
Kinh tế

Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp

Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như "Giếng tổ" trong ngành dầu khí Việt Nam. Đây là giếng khoan tìm kiếm dầu khí đầu tiên trên cấu tạo mỏ Tiền Hải C, cũng là nơi phát hiện dòng khí công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí tại Việt Nam, sau hơn 15 năm lao động vất vả, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ của thế hệ dầu khí đầu tiên.

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam
Kinh tế

Xanh hóa, số hóa ngành dệt may Việt Nam

Nhằm cải thiện khả năng thích ứng với công nghệ mới, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tích cực thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030; từ năm 2031 - 2035, phát triển hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp hỗ trợ có tín hiệu tích cực
Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp hỗ trợ có tín hiệu tích cực

Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động môi trường, TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách khuyến khích sản xuất xanh, áp dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời, phát triển các nhà máy thông minh.

Chương trình ưu đãi “Chi tiêu thả ga, hoàn tiền tối đa” dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của LPBank đang có mức hoàn tiền lên đến 20%.
Tài chính

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22.11.2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế
Kinh tế

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) quy định thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá, đồng thời quy định lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng thuốc lá. Nhiều ý kiến cho rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên thuốc lá là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ tác động về kinh tế - xã hội nhiều chiều để có lộ trình phù hợp khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này.

Yếu tố xã hội (S) trong ESG ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản
Kinh tế

Giá trị xã hội trong các dự án bất động sản

Yếu tố xã hội (S) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Làm thế nào để các nhà đầu tư tạo ra những dự án không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần xây dựng các cộng đồng đa dạng, năng động, và bảo đảm bình đẳng xã hội? Việc này bao gồm cung cấp nhà ở giá cả phải chăng, mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hài hòa lợi ích để đạt mục tiêu kép

Tuần qua, khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH nhấn mạnh yêu cầu hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đây là bài toán khó nhưng phải giải cho được để đạt mục tiêu kép: kiểm soát tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách mà không làm tổn hại đến doanh nghiệp, người dân, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo ý kiến của các chuyên gia, để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và chú trọng vào hợp tác quốc tế.

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt
Kinh tế

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt

Theo các chuyên gia, "ba nhà" ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.