Chính sách và cuộc sống

Dấu ấn kỳ họp!

Những ngày cuối của Kỳ họp thứ 3 QH Khóa XIV càng như sôi động hơn với việc QH biểu quyết thông qua 6 dự án Luật: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi), Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Du lịch (sửa đổi)… và 5 nghị quyết quan trọng trong đó có Nghị quyết về tách nội dung bồi thường hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Nghị quyết về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị quyết về xử lý nợ xấu…

Kỳ họp thứ 3 này đã thật sự ghi nhiều dấu ấn. Đổi mới hoạt động nghị trường là dấu ấn tiếp tục được ghi nhận. Những phiên thảo luận, tranh luận sôi động cho thấy rõ trách nhiệm của ĐBQH đã được nâng lên một tầm cao mới.

Các đoàn ĐBQH ở 63 tỉnh, thành trong cả nước không chỉ đặt lên diễn đàn cao nhất của đất nước thực tiễn nóng bỏng mang hơi thở cuộc sống, mà còn cả những kế sách, giải pháp sáng tạo để đất nước vượt lên nhanh.

Ảnh: Quang Khánh
Ảnh: Quang Khánh

Những điều luật đã ban hành đi vào thực tiễn ra sao? Cái được, cái còn bất cập đều được các đại biểu mổ xẻ, bàn luận kỹ càng. Với những góc nhìn đa chiều, các điều luật trên từng lĩnh vực đều được soi chiếu vào thực tế, tham chiếu thông lệ quốc tế với nhiều cách làm hay của các nước tiên tiến. Học thế giới, nhưng các ĐBQH đều chắt lọc những gì tinh túy nhất, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, chứ quyết không “bê” nguyên si. Cốt cách dân tộc, truyền thống cha ông mấy nghìn năm lịch sử phải được gìn giữ, nâng tầm cho thích hợp với cuộc sống ngày càng hiện đại hôm nay. Hội nhập, hòa nhập, nhưng dứt khoát không hòa tan là thế.

QH là của dân nên mọi định hướng trong xây dựng luật, giám sát pháp luật đều nhằm đến cái đích: Tất cả vì dân! Luật nào cũng đều thấm đẫm tiếng dân, cũng hướng vào lợi ích của người dân. Thế nên những bộ luật ban ra còn có gì bất cập, đều được QH điều chỉnh. 

Mỗi kỳ họp là cả  núi công việc với chương trình đồ sộ, đòi hỏi sự đóng góp cả về thời gian, lẫn trí tuệ của cả nước. Hướng tới một quốc gia kỷ cương, người dân đều sống và hành xử trong khuôn khổ pháp luật là chủ trương bất di, bất dịch, xuyên suốt trong chỉ đạo của Đảng, QH, Chính phủ. Những gì đi ngược lại chủ trương ấy, cản trở chủ trương ấy đều coi như đi ngược lại lòng dân.

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các điều luật cho chặt chẽ để đất nước vận hành đi đúng quỹ đạo, kỷ cương là cả một khoa học rất công phu, bài bản.  Không thiếu những văn bản luật bị QH trả về cho Chính phủ rà soát khi còn sơ lược, chưa bảo đảm chất lượng. Không ít các văn bản luật được QH lùi lại để xem xét, soi chiếu  kỹ lưỡng hơn. Đó chính là dấu ấn của một QH đầy ắp trách nhiệm với cử tri, với lợi ích quốc gia.

Trong giám sát mọi mặt của kinh tế- xã hội, thời gian của nhiệm kỳ này chưa là bao, nhưng những cuộc giám sát theo từng chuyên đề “bắt” rất trúng lòng dân. Từ giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm, đến các dự án BOT… đều tỏ rõ một QH luôn hướng về những điểm nóng trong cuộc sống.

Kỳ họp thứ 3 này, lần đầu tiên Quốc hội “phá lệ” kéo dài thêm 1h30 phút để các ĐBQH thảo luận kỹ càng hơn những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Đó còn là buổi thảo luận ngoài chương trình về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, rất được dư luận và cư tri hoan nghênh.

Dấu ấn đổi mới trên nghị trường QH được cử tri đánh giá rất cao là ba ngày chất vấn và trả lời chất vấn rất sôi động và hiệu quả. Đã không còn chuyện bộ, ngành mượn diễn đàn QH để khoe công, kể thành tích. “Tư lệnh” các bộ ngành đều đi thẳng vào những câu hỏi, những chất vấn sát với thực tiễn. Những đại biểu giơ biển tiếp tục tranh luận, chất vấn kỹ lưỡng hơn tại hội trường cũng là một dấu ấn về quyết tâm đi tới cùng sự việc.

Mong rằng sau kỳ họp nhiều dấu ấn sẽ là những chuyển động mới trong các bộ, ngành, chính quyền các cấp để đưa luật và các nghị quyết đi vào cuộc sống!

Chính sách và cuộc sống

Ảnh: minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tinh thần “5 rõ” và quyết tâm của Chính phủ

Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm”, phấn đấu năm 2024 giải ngân trên 95% kế hoạch. Tăng cường giám sát, kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, kỷ cương gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công với tinh thần "5 rõ" (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả)... Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Kỳ họp thứ Tám, chiều 12.11 vừa qua.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ chủ quan với lạm phát và luôn kiên định với mục tiêu ổn định vĩ mô - đây là thông điệp Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhiều lần nhắc đến trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày hôm qua. Quả thực, những bài học kinh nghiệm trong quá khứ và cả những rủi ro khó đoán định trong tương lai đòi hỏi Việt Nam luôn phải đặt ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động báo chí
Chính sách và cuộc sống

Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ

Báo cáo gửi đến Quốc hội trước thềm phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy một kế hoạch khá chi tiết những công việc đã và đang được Bộ tập trung thực hiện với sự thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, thách thức của báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!
Chính sách và cuộc sống

Chờ đợi những giải pháp "nóng"!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sẽ là một trong 3 bộ trưởng, trưởng ngành đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Phải rất nỗ lực
Chính sách và cuộc sống

Phải rất nỗ lực

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết tháng 10.2024, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước ước đạt trên 355.616 tỷ đồng, bằng 47,43% tổng kế hoạch và bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

“Xắn tay” cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tục hành chính còn phức tạp, có khoảng cách lớn giữa quy định và thực tế về thời hạn giải quyết thủ tục; không ít điều kiện kinh doanh, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp, khó thực thi… hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Đây là những “điểm nghẽn thể chế” được các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách đầu tuần này.

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy
Chính sách và cuộc sống

Cuộc "cách mạng" về tinh gọn tổ chức bộ máy

Nếu cấp ủy nào, tổ chức đảng nào, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nào còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm còn chưa cao, hành động còn chưa quyết liệt trong cuộc cách mạng này thì phải xem đó là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

|Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền - “chọn mặt gửi vàng”

Trong tuần này, theo chương trình nghị sự, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Được đánh giá là phân cấp, phân quyền rất mạnh, dự thảo Luật được kỳ vọng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để “chọn mặt gửi vàng”, khắc phục được tình trạng vốn chờ dự án, dự án chờ vốn trong thực hiện một số dự án đầu tư công thời gian qua.

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Cần một tư duy mới về đầu tư PPP
Chính sách và cuộc sống

Cần tư duy mới về đầu tư PPP

Cần khẩn trương tổng kết, nghiên cứu, sửa đổi căn cơ, toàn diện Luật PPP. Nhiệm vụ này phải làm càng sớm càng tốt với một tư duy mới để thực sự tạo đột phá trong thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình.

Nhà máy Samsung tại khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính sách và cuộc sống

Sẵn sàng đón nhà đầu tư chiến lược

Xây dựng, bổ sung quy định về quy trình, thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (dự thảo Luật) được kỳ vọng mở ra cơ hội lớn để đón “đại bàng” - những nhà đầu tư chiến lược đến với Việt Nam.

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Hai quan điểm về dự án BT

Sửa Luật Đầu tư theo phương thức công - tư (PPP) lần này, Chính phủ đề xuất tiếp tục triển khai hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) sau một thời gian tạm dừng với các quy định cụ thể về hình thức thanh toán và cơ chế hợp đồng; song Ủy ban Kinh tế cho rằng, chưa đủ cơ sở để luật hóa các quy định về cơ chế, trình tự, thủ tục của loại hợp đồng này.

Quốc hội tập trung cao độ xem xét sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thuế, đầu tư... nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Chính sách và cuộc sống

Thắp sáng "ngọn lửa” cải cách

“Ngọn lửa” cải cách thể chế, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật được Trung ương "thắp lên" và đang được Quốc hội thực hiện nghiêm túc cần phải được thổi bùng lên, thắp sáng trong cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở các cơ quan quản lý, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật và tổ chức thực thi pháp luật.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Gỡ khó cho nhà ở xã hội!

Theo chương trình nghị sự, đầu tuần tới Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Đây là một trong những nội dung không chỉ nhà đầu tư bất động sản, mà những người đang khó khăn về nhà ở rất chờ đợi.

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả
Chính sách và cuộc sống

Để Luật Đất đai được triển khai hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản diễn ra cách đây chưa lâu, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, nhiệm vụ xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương gồm 59 nội dung được Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành giao quy định chi tiết được HĐND và UBND các tỉnh tập trung nguồn lực bắt tay ngay vào việc.