Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri

Cũng như các địa phương trong cả nước, 2016 - 2021 là nhiệm kỳ đầu tiên Bắc Giang thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Với hành lang pháp lý thuận lợi, hoạt động của HĐND tỉnh Bắc Giang đã có nhiều đổi mới, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cử tri; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Những kết quả nổi bật này ngày càng củng cố vai trò, vị thế của HĐND tỉnh trong bộ máy chính quyền địa phương.

Quyết sách sát thực tế, hợp lòng dân

Là tỉnh thuộc khu vực trung du, miền núi, song trong giai đoạn 2016 - 2020, Bắc Giang đã trở thành “điểm sáng” của cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Đóng góp tích cực vào kết quả chung ấn tượng ấy, không thể không kể đến các quyết sách của HĐND trong nhiệm kỳ. Theo đánh giá của các đại biểu HĐND tỉnh, việc ban hành nghị quyết đã được HĐND tỉnh thực hiện đúng trình tự, thủ tục. Các nghị quyết thông qua tại kỳ họp đều được các Ban của HĐND tỉnh khảo sát, thẩm tra chặt chẽ với sự tham gia đóng góp ý kiến của các đại biểu, chuyên gia và đối tượng chịu tác động. Nhiều vấn đề đã được lãnh đạo UBND tỉnh, các đơn vị liên quan tham gia giải trình, làm rõ, nhất là các vấn đề còn ý kiến khác nhau. Do đó, khi được thông qua, các nghị quyết của HĐND tỉnh luôn bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp thực tế và có tính khả thi cao…

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động, phục vụ hoạt động HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động, phục vụ hoạt động HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021

Chia sẻ thêm về nhận định này, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành 239 nghị quyết (165 nghị quyết áp dụng pháp luật, 74 nghị quyết quy phạm pháp luật). Nghị quyết áp dụng pháp luật tập trung chủ yếu cho các nội dung: Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng, hàng năm; phân bổ, quyết toán ngân sách địa phương, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công; công tác tổ chức cán bộ và lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu...

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù tạo ra sự chuyển biến rõ nét ở nhiều lĩnh vực; góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Đơn cử như: Nghị quyết số 06, 07 về chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn đã tạo ra phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển chưa từng có từ trước đến nay. Kết quả, chỉ trong hơn 2 năm (cuối năm 2017 và năm 2018, 2019), toàn tỉnh đã bê tông hóa theo tiêu chuẩn và quy chuẩn 4.231km đường giao thông; góp phần đưa tỷ lệ cứng hóa đường huyện đạt 95% (tăng 15%); đường xã đạt 97% (tăng 27%); đường thôn, bản 87% (tăng 32%)... so với năm 2015.

Hay các nghị quyết quy định chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp cũng được đông đảo các tầng lớp Nhân dân đồng tình ủng hộ như: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách đặc thù hỗ trợ và cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... Đến nay, trên địa bàn đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; xây dựng được 766 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao; 56 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trưng và 40 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; tiếp tục duy trì vùng trồng cây ăn quả Lục Ngạn là một trong những vùng có quy mô lớn nhất cả nước...

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành cho biết: Các nghị quyết quy định những chính sách đặc thù của tỉnh cơ bản đều đi vào cuộc sống, được cử tri và Nhân dân đón nhận, phát huy hiệu quả là do đã xác định, lựa chọn những vấn đề đúng và trúng; bảo đảm bám sát chủ trương của Tỉnh ủy, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của địa phương…

Nhiều điểm nhấn trong tổ chức, hoạt động

Bên cạnh ban hành các nghị quyết, quyết định các vấn đề của địa phương “đúng, trúng, phù hợp” với thực tiễn, cử tri cũng đánh giá hoạt động giám sát thông qua chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của HĐND tỉnh. Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã được HĐND tỉnh đổi mới, đi vào thực chất. Nội dung chủ yếu tập trung vào việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Nhất là những vấn đề nổi cộm, phức tạp được cử tri quan tâm như: Quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; bồi thường giải phóng mặt bằng; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự; các vấn đề an sinh xã hội… Các đại biểu đặt câu hỏi thẳng thắn. Các thủ trưởng, trưởng ngành trả lời trực tiếp vào vấn đề, không vòng vo, né tránh, kéo dài thời gian. Sau kỳ họp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đều tổ chức thực hiện các giải pháp đã nêu trong nội dung trả lời chất vấn, báo cáo kết quả bằng văn bản với Thường trực HĐND để tiếp tục khảo sát, đánh giá, báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp tiếp theo.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát chuyên đề cũng được HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh quan tâm và có nhiều đổi mới với 44 cuộc được tổ chức trong nhiệm kỳ. Thông qua giám sát chuyên đề, nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập trong nhiều lĩnh vực đã được khắc phục, chấn chỉnh kịp thời như: Hoạt động đấu giá, đấu thầu; cho thuê nhà xưởng; đầu tư xây dựng cơ bản; quy hoạch đất đai, đô thị; quản lý tài nguyên, khoáng sản, môi trường; cải cách hành chính.... Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; đóng góp thiết thực vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong nhiệm kỳ, hoạt động giải trình tại các phiên họp hằng tháng cũng được Thường trực HĐND tỉnh thực hiện nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Qua giải trình, đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề; chỉ rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tháo gỡ khó khăn, bất cập ở một số lĩnh vực như: Công tác thi hành án dân sự liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng; hoạt động cho thuê và thuê lại nhà xưởng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn; một số vấn đề trong thực hiện thu, quản lý, sử dụng các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập…

Về hoạt động TXCT, nhiệm kỳ 2016 - 2021 cũng ghi nhận nhiều đổi mới cả nội dung lẫn hình thức theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai. Cử tri được được bố trí thời gian thỏa đáng để phát biểu. Các ý kiến, kiến nghị được tổng hợp, phân loại và chuyển kịp thời đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả thực hiện tại các kỳ họp HĐND tỉnh. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các đại biểu HĐND tỉnh đã tiếp xúc cử tri tại 1.415 điểm với tổng số gần 110 nghìn cử tri tham dự; hơn 22 nghìn lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được gửi đến HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan chức năng…

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành, để có được kết quả trên, HĐND tỉnh luôn nhận được sự quan tâm hướng dẫn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Ban Công tác đại biểu; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Tỉnh ủy. Quan trọng hơn cả, cử tri và Nhân dân trong tỉnh luôn đồng hành, ủng hộ, đóng góp ý kiến để HĐND tỉnh phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình.                                

Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ
Chính trị

Bài cuối: Tiếp nối mạch nguồn vì dân phục vụ

Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần khẳng định. Cử tri và nhân dân tin tưởng, kỳ vọng, với truyền thống kế thừa, khát khao đổi mới và cống hiến, tiếp nối mạch nguồn của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/... Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Song hào kiệt thời nào cũng có.” (Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo) - những người đại biểu của nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu luôn lắng nghe tiếng nói từ TRÁI TIM mình, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước đã lựa chọn.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim
Chính trị

Bài 3: Lời hiệu triệu từ trái tim

Trong vai trò người đại biểu dân cử, những phát biểu của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều rất khúc chiết với những tư tưởng mang tầm định hướng ngắn gọn, giản dị và sâu sắc, thể hiện chiều sâu trí tuệ và sự chân thành. Một trong những thông điệp rõ nét và xuyên suốt, đó là các đại biểu dân cử - trung tâm mọi hoạt động, đổi mới của cơ quan dân cử phải thực sự dốc lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, “Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc” như Bác Hồ đã dạy. Đó chính là LỜI HIỆU TRIỆU TỪ TRÁI TIM.

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn
Diễn đàn

Ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn

Từ Chương trình bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm theo hình thức tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ, tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời di chuyển các hộ ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, giúp ổn định dân cư từ các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Đoàn Giám sát làm việc với Trường THPT Nguyễn Huệ (TP. Huế)
Diễn đàn

Xây dựng lộ trình, giải pháp với chỉ tiêu trường đạt chuẩn

Giám sát việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng cơ sở vật chất trường học bậc THPT trên địa bàn từ năm 2021 đến nay, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục rà soát, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường còn thiếu; xây dựng lộ trình, giải pháp đạt chỉ tiêu đề ra về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc THPT. Đồng thời, có định hướng đầu tư xây dựng, sửa chữa hợp lý, bảo đảm các tiêu chí về cơ sở vật chất theo quy định...

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân
Chính trị

Bài 2: Đập nhịp đập của cuộc sống, của Nhân dân

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội Khóa XII, nhiệm kỳ 2007 - 2011, ngày 15.3.2011, Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đập nhịp đập của cuộc sống, của trái tim, của Nhân dân thì nhất định hoạt động của Quốc hội sẽ sinh động và hiệu quả”. Đó cũng chính là “sợi chỉ đỏ” gắn kết mối liên hệ “máu thịt” giữa đại biểu với cử tri - mạch nguồn hoạt động dân cử, góp phần thiết thực xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một nhà nước mà ở đó “bao nhiêu lợi ích đều vì dân; bao nhiêu quyền hạn đều của dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng
Diễn đàn

Bài cuối: Nghiên cứu chính sách đặc thù cho lực lượng bảo vệ rừng

Phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên yêu cầu các cơ quan thẩm quyền nghiên cứu đề xuất giải quyết các nhóm kiến nghị thuộc thẩm quyền: tuyển dụng đủ số biên chế đã được giao cho lực lượng kiểm lâm; cân nhắc việc tinh giản biên chế theo kiến nghị của lực lượng bảo vệ rừng; nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù của tỉnh cho lực lượng bảo vệ rừng để giải quyết bất cập trong các quy định hiện hành.

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn
Diễn đàn

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”
Diễn đàn

Kỳ 4: Dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Yên Bái là tỉnh đầu tiên của vùng Tây Bắc, tỉnh thứ tư trong toàn quốc thực hiện “phòng họp không giấy” từ năm 2019. Nỗ lực không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng kỳ họp, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh và chất lượng đại biểu HĐND tỉnh với những việc tưởng như khó thực hiện, song với quyết tâm làm, dù “đi sau” nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”, HĐND tỉnh ngày càng khẳng định vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.