Đào tạo nghề để người khuyết tật tự tin chuyển đổi số

Hiện nay, lĩnh vực sản xuất thông minh ngày càng phát triển kết hợp với các công nghệ tiên tiến như lập trình và vận hành CNC/CAD/CAM bậc cao, công nghệ bản sao số, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, thiết kế đồ họa… Người khuyết tật hoàn toàn có cơ hội tiếp cận và làm việc trong lĩnh vực này. Nhiều chuyên gia cho rằng, giải quyết việc làm cho người khuyết tật không phải là giúp đỡ, làm từ thiện mà là đáp ứng nhu cầu chính đáng được làm việc và được ghi nhận về khả năng làm việc.

Tự tin hòa nhập nhờ kỹ năng nghề

Lớp thiết kế đồ họa và dán nhãn dữ liệu dành cho thanh niên là người khuyết tật được trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Tổ chức Angel's Haven (Hàn Quốc) tổ chức đến khóa thứ 3. Các học viên đều là người khuyết tật và đều có khát vọng được trang bị kỹ năng nghề, từ đó hòa nhập thị trường lao động.

Anh Lê Tùng Lâm, 26 tuổi (Sóc Sơn, Hà Nội), bị tai nạn xe năm lớp 11, khiến việc đi lại của Lâm gặp nhiều khó khăn. Anh theo học tại lớp đào tạo nghề dành cho thanh niên khuyết tật sau khi trải qua nhiều khó khăn trong việc làm, nghề nghiệp. Trước đó, anh Lâm từng trải qua nhiều công việc như telesale, marketing, bảo vệ... nhưng vì là người khuyết tật nên việc hòa nhập gặp không ít khó khăn. "Ngay cả công việc bảo vệ thôi em cũng phải xin đến 5 - 6 nơi họ mới nhận" - Tùng Lâm cho biết.

Sau những khó khăn về công việc, anh Tùng Lâm tìm thấy cơ hội cho mình khi trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội tuyển sinh, đào tạo nghề cho các thanh niên khuyết tật. Điều may mắn hơn cho Tùng Lâm đó là chương trình đào tạo ngắn hạn ngành thiết kế đồ họa hoàn toàn miễn phí. Sau khóa học, em đã được nhận việc tại một công ty sản xuất bao bì với mức lương 9 triệu đồng và hưởng các chế độ như những đồng nghiệp khác.

Hay như anh Dương Đình Bảo, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ quảng cáo B-ONE (tỉnh Đắk Lắk) cũng là một tấm gương sáng về người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống. Bản thân bị khuyết tật vận động; dù vậy, Bảo đã nỗ lực vươn lên, mở công ty truyền thông, quảng cáo, dạy thiết kế đồ họa online miễn phí bằng kênh Youtube B-One Multimedia. Chàng trai trẻ đã hỗ trợ cho thanh niên khó khăn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk có việc làm ổn định.

"Công ty của Bảo hỗ trợ dạy nghề miễn phí cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương và tặng nhiều suất quà tới trẻ em, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới" - Bảo nói. "Hiện nay, kênh Tiktok của công ty có hàng chục nghìn người theo dõi. Nay, công ty có 15 máy đào tạo online và offline. Tôi rất muốn kết nối và nhân rộng mô hình ra các tỉnh, thành khác, để tạo nghề cho người khuyết tật, cũng như những người yêu thích đồ họa" - Dương Đình Bảo nói thêm.

Bà Đinh Thị Thụy, Trưởng phòng Người khuyết tật, Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, công nghệ hiện đại ngày nay đang dần thay thế sức lao động của con người. Con người sẽ đóng vai trò kiểm soát và điều hành nhiều hơn so với trước kia. Nhờ những công nghệ hiện đại mà khoảng cách định kiến của xã hội với người khuyết tật đang ngày càng thu hẹp lại thông qua việc cung cấp các công cụ giao tiếp tiện lợi, sử dụng trí tuệ nhiều hơn. Đặc biệt, cơ hội khởi nghiệp cho người khuyết tật cũng rất nhiều, nhất là trong thời đại việc khởi nghiệp và người khuyết tật đều được tạo điều kiện phát triển như hiện nay.

,Đào tao nghề để người khuyết tật tự tin chuyển đổi số
Lớp dạy nghề Thiết kế đồ họa/Dãn nhãn dữ liệu tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Nguồn: Cao đẳng công nghệ Hà Nội

Tôn trọng và hiểu đúng nhu cầu làm việc

Từ phía nhà đào tạo, TS. Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết, mấu chốt quan trọng trong đào tạo nghề cho người khuyết tật là phải giải quyết được việc làm. Chỉ khi giải quyết được việc làm thì việc đào tạo nghề cho người khuyết tật mới ý nghĩa. Chính vì vậy, khi triển khai chương trình dạy nghề cho thanh thiếu niên khuyết tật, trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người học.

"Sau khi hoàn thành khóa thứ 3 đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tật, Trường sẽ có những đánh giá, tổng kết, phân tích dữ liệu để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó hướng đến mục tiêu thành lập trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội" - ông Khánh nói.

Cũng theo TS. Phạm Xuân Khánh, việc thành lập Trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trường là một nhiệm vụ khó và nhiều thách thức khi Trường phải chuẩn bị kỹ lưỡng chương trình, đội ngũ giáo viên, chuyên gia, cơ sở vật chất, cải tạo phòng học, khuôn viên phù hợp cho người khuyết tật... nhưng đây là việc cần phải làm để góp phần giúp người khuyết tật có kỹ năng nghề từ đó có việc làm, giảm sự phụ thuộc vào gia đình, xã hội.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP. Hồ Chí Minh, để có được những mô hình và giải pháp tốt thì điều đầu tiên cần đẩy mạnh là truyền thông nâng cao nhận thức, quan niệm trong xã hội về người khuyết tật.

Cụ thể, xuất phát từ quan điểm người khuyết tật không chỉ là đối tượng cần được ưu tiên, mà họ còn cần được nhìn nhận là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã hội. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người khuyết tật không phải là giúp đỡ, làm từ thiện... mà là đáp ứng nhu cầu chính đáng được làm việc và được ghi nhận của họ về khả năng làm việc cũng như tạo cơ hội để người khuyết tật được có việc làm.

"Khi người khuyết tật được học nghề và làm việc phù hợp với khả năng, họ sẽ có thêm tự tin để cống hiến, tự tạo ra thu nhập, sống hòa nhập hơn với cộng đồng, xã hội. Nhiều người khuyết tật khởi nghiệp thành công, trở thành chủ doanh nghiệp, sau đó quay lại giúp những người đồng cảnh ngộ với mình" - bà Ngọc nói.

Đời sống

Tập đoàn Bách Khoa tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, lan tỏa giá trị nhân văn
Đời sống

Tập đoàn Bách Khoa tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, lan tỏa giá trị nhân văn

Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thương mại Bách Khoa (Tập đoàn Bách Khoa) đã triển khai nhiều chương trình từ thiện, thiện nguyện quy mô lớn; định kỳ tổ chức các chương trình chăm sóc y tế, khám chữa bệnh miễn phí, giúp người dân nghèo tiếp cận với dịch vụ y tế cơ bản. 

Ngôi nhà của gia đình hộ nghèo Hà Văn Gường, ở khu Xuân 1 được hỗ trợ xây mới đang dần hoàn thành
Đời sống

Nhân văn và thiết thực

Thấu hiểu được mong mỏi của hộ nghèo, người yếu thế trong xã hội về một mái ấm để an cư, lạc nghiệp; những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ đã coi việc chăm lo chỗ ở cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm. Từ đó, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa sâu rộng, trở thành điểm sáng trong công tác an sinh xã hội trên mảnh đất cội nguồn - Đất Tổ Hùng Vương.

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi là bước ngoặt lớn mang tính nhân văn, hoàn thiện chính sách.
Xã hội

Bảo đảm bình đẳng và quyền lợi tối đa

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi được đánh giá là bước ngoặt lớn hoàn thiện chính sách. Luật quy định mức hưởng BHYT khi thực hiện thông cấp khám, chữa bệnh BHYT theo hướng không phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh. Người bệnh được chi trả 100% mức hưởng khi khám, chữa bệnh tại cấp ban đầu trong toàn quốc. Đây là quyết nghị của Quốc hội để bảo đảm quyền lợi tối đa và sự bình đẳng khi khám, chữa bệnh cho người dân.

Đoàn công tác kiểm tra tại Công viên 30.4
Đời sống

EVN sẵn sàng cho đại lễ

Tại chương trình làm việc với Cục Điện lực - Bộ Công Thương, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) về phối hợp vận hành mùa khô 2025 và bảo đảm điện dịp Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngô Sơn Hải nhấn mạnh, EVN đã sẵn sàng phương án bảo đảm điện cho ngày đại lễ.

Công bố Quyết định thanh tra 15 đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Ảnh: BHXH
Đời sống

Nghệ An: Thanh tra 15 đơn vị đóng bảo hiểm

Đoàn Thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa công bố Quyết định số 08/QĐ-BHXH ngày 26.3.2025 về thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế tại tỉnh Nghệ An.

Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 4.4.2025. Ảnh: ITN
Đời sống

Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 315/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.Theo đó, thủ tục hành chính chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BNV có hiệu lực từ ngày 4.4.2025).

Những trái cam mọng nước
Xã hội

Cam xanh nghĩa tình - Mô hình nông nghiệp sẻ chia

Giữa mùa thu hoạch nhưng đầu ra bấp bênh, trái cam sành miền Tây không chỉ được “giải cứu” mà còn trở thành biểu tượng của tinh thần sẻ chia trong chương trình “Cam xanh nghĩa tình” - mô hình đã mở rộng thành giải pháp nông nghiệp bền vững, kết nối người nông dân, người tiêu dùng và cộng đồng trên nền tảng số.

3 tháng đầu năm 2025, công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã được thực hiện kịp thời. Ảnh: TCBHXH
Đời sống

Chi trả kịp thời các chế độ bảo hiểm cho người tham gia và thụ hưởng chính sách

Với quan điểm xuyên suốt “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ”, trong bối cảnh tinh gọn, tổ chức hoạt động theo bộ máy mới, 3 tháng đầu năm 2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục đạt kết quả tích cực trong phát triển, bảo đảm quyền lợi người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất. Ảnh: VNA
Đời sống

Vietnam Airlines nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về công tác hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar


Tại Lễ tuyên dương các tập thể, cá nhân hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất, Vietnam Airlines vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, qua đó khẳng định vai trò và trách nhiệm của Hãng Hàng không Quốc gia trong các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Ảnh minh họa
Khoa học - Công nghệ

Phát triển công nghệ lõi và bài toán an ninh phi truyền thống trong bối cảnh quốc tế biến động

TS. Vũ Đức Lợi - Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, phát triển công nghệ lõi và các công nghệ phụ trợ trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng Việt Nam đã đặt ra những thách thức mới cần giải quyết, đồng thời cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi yêu cầu tập trung vào phát triển công nghệ lõi.

Được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động thất nghiệp sẽ giảm, đồng nghĩa với việc cơ hội có việc làm của người lao động sẽ tăng lên. Ảnh: VGP
Đời sống

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm

Cục Thống kê đã có báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I.2025. Theo đó, so với quý trước, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng 0,7 điểm phần trăm; thu nhập bình quân của lao động tăng và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm…

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững
Xã hội

Tháo gỡ nguồn vốn sẽ tạo việc làm bền vững

Hiện nay, việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động được tiếp cận nguồn vay để tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi qua nguồn vốn vay sẽ tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, “giảm tải” cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, giúp người lao động duy trì, ổn định công việc, nâng cao chất lượng đời sống người dân.