Xem - Nghe - Đọc

"Đàn sếu bay qua", bóng dài đổ lại

Tháng 5 luôn là dịp nhắc nhớ bộ phim kinh điển đã từng hằn sâu trong ký ức bao người: "Đàn sếu bay qua". Nhất là năm nay lại còn là dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng Phát xít. Tháng 5 cũng là tháng có ngày sinh (cũng là ngày mất) nữ diễn viên thủ vai chính (nàng Veronica) trong bộ phim: Tatyana Samoilova, với một cuộc đời đầy thăng trầm, như chính những đường bay trập trùng trên cao xanh của đàn sếu nhỏ...

1. Ngày 12.10.1957, bộ phim "Đàn sếu bay qua" chính thức công chiếu và sau đó, kéo tới 98 triệu người dân Xô Viết tới rạp. Đây là bộ phim duy nhất của điện ảnh Xô Viết đoạt giải thưởng Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes danh giá (1958).
Đạo diễn của bộ phim là Mikhail Kalatozov, một đạo diễn gốc Gruzia. Kalatozov đã đề nghị nhà viết kịch Vladimir Rozov viết lại kịch bản từ vở kịch "Những người sống mãi" của ông. Cần biết thêm, V.Rozov đã viết vở kịch này năm 1943, sau khi bị thương trong chiến đấu. Nó cũng trầy trật mãi mới được dựng vì nội dung bị coi là khá nhạy cảm. Khi bộ phim ra đời, do nội dung nhạy cảm, liền bị chỉ trích tơi bời.
Báo Văn hóa Xô Viết phê phán là nhân vật nữ chính của phim Veronica trông rất "khó coi", phụ nữ kiểu gì mà để tóc rối bời, lại còn đi chân đất nữa chứ. Rồi khán giả phê sao Veronica chẳng chung tình, yêu Boris, rồi khi người yêu đang đi chiến đấu, lại đi lấy người khác... Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushev khi xem phim này xong, chỉ phán nhẹ nhàng: "Thì cô ấy cũng là một phụ nữ nông nổi thôi. Mọi việc chỉ có thế". Nhờ vậy, "Đàn sếu bay qua" mới thoát nạn, rồi sau đó mới được gửi đi Cannes tham dự Liên hoan phim.
Khi gửi đi dự thi, các quan chức điện ảnh Liên Xô nghĩ đơn giản tham dự cho nó có, kiểu "đập búa lấy dấu" gọi là! Ấy vậy mà bộ phim bất ngờ giành giải Cành cọ Vàng, nữ diễn viên Tatyana Samoilova (24 tuổi) đoạt giải nữ diễn viên chính xuất sắc, sau này được xếp vào danh sách 100 nhân vật xuất sắc nhất của điện ảnh thế giới trong thế kỷ XX.
Có một chi tiết đắt giá: Danh họa Pablo Picasso, khi lần đầu nhìn thấy khuôn mặt quá ấn tượng của Samoilova tại Cannes, dù chưa xem phim, đã nói ngay với cô: "Sau khi phim của cô công chiếu, cô sẽ trở thành ngôi sao". Điều dự cảm của họa sĩ nổi tiếng ngay sau đó đã thành sự thật.

2. Hai diễn viên chính của phim, Tatyana Samoilova (Veronica), Aleksey Batalov (Boris) đã thành người thiên cổ. Samoilova mất năm 2014. Có một sự trùng hợp lạ lùng: T.Samoilova đã ra đi đúng vào ngày sinh của mình, 4.5.
Tatyana Samoilova đã trở thành ngôi sao của điện ảnh Xô Viết, ngay sau khi cô được tôn vinh tại Cannes năm 1958. Tuy nhiên, Samoilova không đóng nhiều phim, đâu đó chỉ trên dưới 20 vai. Sau Veronica, vai diễn đáng chú ý nhất của cô là Anna Karenina trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Alexandr Zarkhi (năm 1967).
Năm 1990, bà là khách mời danh dự tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 43 và được vinh danh khi Ban Tổ chức trao cho bà giải thưởng đặc biệt vì những cống hiến cho nghệ thuật điện ảnh.
Những năm cuối đời, nữ Nghệ sĩ Nhân dân Nga Tatyana Samoilova sống trong cô đơn, nghèo khó. Tháng 5.2008, Liên hoan phim Cannes tổ chức sự kiện kỷ niệm 100 năm điện ảnh Nga và 50 năm chiến thắng của bộ phim "Đàn sếu bay qua" tại Liên hoan phim danh giá này. Tatyana Samoilova, người thủ vai nữ chính trong phim được Ban tổ chức mời sang dự, nhưng với đồng lương hưu còm cõi, bà không đủ tiền mua vé bay sang.
Một năm sau đó, Samoilova 75 tuổi già nua lẫn cẫn đã bỏ nhà ra đi và được tìm thấy sau đó một ngày tại bệnh viện số 83, thủ đô Moskva. Tháng 8.2011, bà lại mất tích hơn 2 tuần và sau đó nhờ cảnh sát, người ta mới tìm được bà tại một bệnh viện.
Ngày 4.5.2014, đúng ngày sinh nhật lần thứ 80 của mình, Tatyana Samoilova phải nhập viện trong trạng thái hôn mê vì bệnh mạch vành và huyết áp cao. 23h30 cùng ngày, trái tim bà ngừng đập.
Mùa thu năm 2014, tôi đã đến viếng mộ Tatyana Samoilova tại nghĩa trang danh nhân ở Moskva. Tôi đặc biệt chú ý đến một "tam giác vàng" ở nghĩa trang. Sở dĩ tôi gọi nó là "tam giác vàng", vì nơi đó có 3 tên tuổi lớn nằm yên nghỉ gần nhau. Phía sau, là mộ của cụ S.Mikhalkov - nhà thơ thiếu nhi, người duy nhất trên thế giới là tác giả 2 lời quốc ca (Liên xô và Nga sau này). Phía trước, là mộ của nữ nghệ sĩ nổi tiếng, "bà chúa dân ca" Lyudmila Zykina. Ngay bên phải bà là một nấm mộ đơn sơ, còn xanh cỏ, chưa kịp xây cất. Trên ngôi mộ đầy hoa tươi, và chỉ đặt một tấm ảnh. Chính là nàng Veronica của "Đàn sếu bay qua", Cành cọ vàng của Liên hoan phim Cannes.
Tatyana Samoilova chỉ có một người con trai duy nhất hiện đang sống tại Mỹ, dù rằng bà đã trải qua 4 cuộc hôn nhân. Phải mất 5 năm sau khi mất, nữ diễn viên mới có được một phần mộ đàng hoàng. Mãi đến kỷ niệm ngày sinh 4.5 của bà năm 2019, bức tượng bán thân bằng đồng Samoilova mới được khánh thành tại phần mộ của bà. Nàng Veronica hơi ngầng đầu nhìn lên trời cao, nơi có đàn sếu vẫn bay như đã bay muôn đời nay.
Trong bộ phim "Đàn sếu bay qua", Boris và Veronica đã đi dạo suốt đêm, đến khi nghe thấy tiếng chuông tháp Spasskaya điểm 4 tiếng. Đôi tình nhân không hề biết rằng, chính vào lúc đó, 4 giờ sáng, chiến tranh đã bắt đầu. 4 giờ sáng ngày 22.6.1941. Nhân dân Liên Xô bước vào Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Họ ngước lên trời và nhìn thấy đàn sếu bay. Boris sau đó tình nguyện ra mặt trận...
Hôm qua, nước Nga và nhân loại tiến bộ vừa kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng Phát xít. Giá trị của Ngày Chiến thắng sẽ còn mãi, dù rằng ngày nay có những kẻ đang muốn viết lại lịch sử.
Có những tác phẩm sẽ sống mãi với thời gian. Có những con người sinh ra để sống mãi trong những tác phẩm như thế.

Văn hóa

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.