“Đại tiệc” hào phóng mùa Covid

Tạm quên con virus nguy hiểm kia đi, giờ là thời của “đại tiệc” với những vở ballet và opera kinh điển, những bộ sưu tập vô giá từ các nhà hát, bảo tàng danh tiếng trên thế giới lần đầu tiên vui lòng mở cửa online để khán giả toàn thế giới có thể thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao miễn phí tại nhà.

Vở ballet mà tôi đã bị hụt năm ấy, giờ bỗng hiện ra trước mắt, như là không tin nổi, hoàn toàn miễn phí, trên youtube: “Hồ Thiên nga” (Swan Lake) của các nghệ sĩ Nhà hát Bolsoi - Nga vĩ đại. Vậy là không chỉ The Royal Opera House of London (Nhà hát Opera Hoàng gia London) mà Nhà hát Bolshoi của Nga, từ ngày 27.3 đến hết ngày 10.4, trong thời gian phải ngừng lưu diễn cũng như đóng cửa Nhà hát, cũng đã quyết định mở màn online, công chiếu miễn phí một phần kho tàng những tác phẩm kinh điển của mình với 6 vở ballet và opera nổi tiếng được công chiếu trên kênh YouTube của Nhà hát gồm: Hồ Thiên Nga (27.3), Người đẹp ngủ trong rừng (28.3), Cô dâu của Sa Hoàng (1.4), Marco Spada (4.4), Boris Godunov (7.4), Kẹp hạt dẻ (10.4). Các vở nói trên được công chiếu vào lúc 19:00 theo múi giờ GMT+3, tức khoảng 23h đêm Việt Nam. Video sẽ được giữ lại trong vòng 24 tiếng, sau đó mới bị xóa đi.


Lần đầu tiên, tôi được coi trọn vở ballet yêu thích từ mọi góc nhìn mà kể cả mua vé hạng nhất trong nhà hát cũng chưa chắc có được. Phần ghi hình được một công ty media của Pháp thực hiện, không chê vào đâu được. Còn các vũ công nhà hát Bolshoi thì ôi chao, họ như sinh ra để thanh thoát, để thánh thiện, để bay lên. Chàng hoàng tử đúng là không hổ danh hoàng tử, từ cơ thể, vũ đạo đến gương mặt, mái tóc. Và phải thú nhận rằng, thiên - nga - đen hấp dẫn thật, màn trình diễn của nàng nhận được những tràng pháo tay dài nhất. “Bóng đêm” của cuộc đời, sự hắc ám, sự xấu xa, lừa dối luôn có ma lực ám ảnh người xem kinh khủng. Sự đẹp đẽ, thiện lương thì luôn dễ bị che lấp. Nếu như bạn chỉ biết cắm cổ nhìn xuống, hay nhìn ngang nhìn ngửa mà không ngước nhìn lên. Nếu hoàng tử không ngước nhìn lên, chàng đã không thể nhận ra nàng. Và thiên nga giãy chết…

Lúc tôi viết những dòng này thì vở 3 vở diễn đầu tiên đã bị xóa khỏi youtube của Nhà hát Bolshoi rồi. Nhưng vẫn còn 3 vở diễn danh tiếng khác đang chờ bạn từ 4 - 10.4 trên youtube, tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=cLWK53UuZgM.

Tương tự, là buổi trình diễn online miễn phí vở ballet Peter và con Chó sói (Peter and the Wolf) của Nhà hát Royal Opera House of London rạng sáng ngày 28.3, giờ Việt Nam. Do sự cách biệt múi giờ, chắc không mấy ai có thể theo dõi trực tiếp. Nhưng có thể xem lại một phần, và hãy rủ những đứa trẻ của bạn xem cùng, vì đây chính là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng trên nền nhạc giao hưởng tuyệt vời được nhạc sĩ người Nga Sergei Prokofiev viết vào năm 1936. Không chỉ dành cho trẻ em, đây là một trong những tác phẩm kinh điển của giao hưởng và ballet thế giới. Câu chuyện này cũng đã được Walt Disney đưa lên màn ảnh rộng.

Cậu bé Peter sống tại nhà của ông nội trong một khu rừng. Một ngày nọ, Peter mở cổng và cùng con vịt khám phá thế giới bí ẩn bên ngoài khu vườn an toàn của họ, dù đã được cảnh báo trong rừng có chó sói. Và con sói đã xuất hiện. Vịt con bị nó nuốt chửng. Peter đã làm gì để bản thân an toàn và cứu vịt con?

Trong bản giao hưởng cổ tích này, mỗi nhân vật được đại diện bởi một nhạc cụ tương ứng trong dàn nhạc: Con chim bằng sáo, con vịt bằng kèn oboe, con mèo trong cây clarinet chơi staccato, Peter trong bộ tứ tấu đàn dây, vụ bắn súng của thợ săn được thể hiện qua màn trình diễn trống bass... Thường thì trước khi buổi biểu diễn bắt đầu, dàn nhạc sẽ diễn tấu trước cùng với người hướng dẫn, để giúp trẻ em học cách phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Vì vậy Peter and the Wolf không chỉ là một vở ballet thông thường, nó còn là “buổi học” về âm nhạc dành cho con trẻ, và cả chúng ta nữa. Để không phí phạm thời gian quá nhiều vào con virus, hãy nhấp chuột vào đường link này để không bỏ lỡ cơ hội thưởng thức nó: https://m.youtube.com/watch?v=vF8iuOW7BwA

Quả là trong cái rủi có cái may: Cũng nhờ đại dịch Covid mà chúng ta bỗng nhiên có được một cơ hội vô cùng hiếm hoi để được xem trọn bộ những vở ballet kinh điển mà không mất tiền vào cửa, cũng không phải chờ ngày đặt chân đến “đại bản doanh”. Một món quà thật đặc biệt và bất ngờ đến từ một động thái hết sức thiện chí và nhân văn của một nhà hát danh tiếng vào hạng bậc nhất thế giới.

Ballet quả thật là một loại hình nghệ thuật đáng được khán giả Việt Nam quan tâm nhiều hơn thế, nhất là trong không khí mọi sự đang chùng xuống, ngưng trệ và ngột ngạt vì đại dịch thế này. Sự khác biệt giữa ballet với các loại hình nghệ thuật trình diễn trên sân khấu khác nằm ở đôi giày mũi cứng. Khi ấy, 10 đầu ngón chân diễn viên là điểm tựa duy nhất cho toàn bộ cơ thể. Đấy cũng là tư thế duy nhất giúp con người nâng mình lên cao nhất có thể. Cảm hứng vũ đạo chính của ballet chính là bay lên. Bay lên trên những đầu ngón chân trầy xước rớm máu của chính mình.

Bởi thế, nếu nghệ thuật đỉnh cao là sự hướng thượng, hướng con người tới sự cao thượng, thì ballet chính là một hình tượng tiêu biểu của điều này. Cảm giác của tôi khi xem một vở ballet cổ điển có gì đó giống như khi bước chân vào nhà thờ Thiên chúa châu Âu. Nó cho mình biết mình vô cùng nhỏ bé. Nhưng nó cũng cho mình cảm hứng vươn lên. Nhà thờ Thiên chúa, ballet đều sinh ra ở châu Âu. Nhà thờ Thiên chúa không xa lạ với người Việt, nhưng ballet thì còn khoảng cách rất xa. Có lẽ vì không gian hướng thượng của nhà thờ Thiên chúa được vật thể hóa trong kiến trúc định hình, có thể sao chép lại, trong khi ballet thì nằm trong cơ thể từng diễn viên - tức trong từng con người cụ thể, chẳng dễ gì sao chép, nhân bản.

Trong một động thái đẹp tương tự, sau cuộc chơi mở cửa kho tàng các vở diễn kinh điển của hai nhà hát danh tiếng nói trên giờ đến lượt các bảo tàng nghệ thuật cũng hào phóng mở cuộc chơi mới “thời Covid”. Tiên phong là Getty Museum, một bảo tàng ở California, Mỹ, hàng năm thu hút hơn 2 triệu lượt khách tham quan, nay phải đóng cửa đón khách, nhưng đã lập tức mở ra một cuộc chơi thú vị dành cho công chúng yêu nghệ thuật khắp thế giới. Trên Twitter của mình, Getty Museum đã kêu gọi mọi người sáng tạo lại một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng bằng các vật dụng tại nhà. Vậy là từ bảo tàng, các tác phẩm nghệ thuật đã có thể sống với mỗi gia đình, theo cách của họ.

Tương tự, nhiều bảo tàng ở Pháp cũng giới thiệu các ứng dụng công nghệ giúp bạn ngồi nhà chỉ cần click chuột là có thể thực hiện các “tour” thăm thú các phòng trưng bày, “chạm” vào các hiện vật . Cụ thể, Bảo tàng Louvre danh tiếng giới thiệu phần về Cổ vật Ai Cập, Trung cổ, và Galerie d’Apolon: https://www.louvre.fr/visites-en-ligne; Bảo tàng Quai Branly: có các triển lãm về văn hóa của người da đỏ: https://artsandculture.google.com/part…/musee-du-quai-branly; Bảo tàng L’Orangerie: https://www.musee-orangerie.fr/…/visite-virtuelle-des-nymph…; Hệ thống bảo tàng Paris giới thiệu 150.000 bản số hóa các tác phẩm nghệ thuật (từ 14 bảo tàng) và được tải miễn phí tại địa chỉ: http://parismuseescollections.paris.fr/fr...

Còn nếu như vẫn không thể quên được con virus chết người kia, thì tốt nhất là bạn hãy nhìn thẳng vào nó qua bộ phim khoa học được giới chuyên môn đánh giá rất cao: “Corona, khoa học biết gì?”. Trong đó, Giáo sư Harald Lesch sẽ cho chúng ta thấy những gì các nhà nghiên cứu hiện biết về SARS-CoV-2. Mở ngoặc một chút, Harald Lesch là một nhà vật lý, nổi tiếng về đại chúng hóa khoa học trong vật lý, nhưng cũng trong nhiều đề tài khoa học khác, nhận được Giải thưởng Friedrichs năm 2019 chung với một người Việt Nam: Mai Thi, cũng nổi tiếng về đại chúng hóa trong lĩnh vực hóa học. Harald Lesch cũng sẽ cho chúng ta gặp gỡ Giáo sư Ulrike Protzer, nhà virus học tại Đại học Kỹ thuật Munich và tại Helmholtz Zentrum München và GS. Jan Felix Drexler, nhà virus học tại Charité Berlin. Một bộ phim trình bày một cách dễ hiểu tất tần tật  về nguồn gốc của virus corona, sự hình thành, cách truyền bệnh, kinh nghiệm của con người từ quá khứ với các loại virus khác, cũng như hiện trạng của khoa học về tình hình đại dịch hiện nay, tương lai... Có thể xem tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=2jEJNUu73ms&feature=youtu.be, mà không lo bị xóa sau 24h như các vở ballet kia.

Và như vậy, ai dám bảo, ở nhà trốn dịch là rất chán?

Văn hóa

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.