Đại hội Hội Truyền thông số Việt Nam, nhiệm kỳ III (2022-2027)

Sáng 11.12, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III 2022 - 2027. Dự Đại hội có 200 đại biểu chính thức, đại diện cho gần 500 hội viên trên cả nước.

Đại hội Hội Truyền thông số Việt Nam, nhiệm kỳ III (2022-2027) -0
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Đại hội

Phát biểu Khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng cho biết, trải qua hai nhiệm kỳ hoạt động, Hội Truyền thông số Việt Nam luôn tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa cho hội viên, góp phần thúc đẩy lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông. Đặc biệt, Hội đã đồng hành cùng với tiến trình Chuyển đổi số quốc gia được triển khai mạnh mẽ trong những năm qua. Trong đó, có các hoạt động điển hình như: Giải thưởng thường niên Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards - VDA) bắt đầu từ năm 2018, nhằm tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số xuất sắc của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cá nhân, cũng như những sản phẩm, giải pháp, nền tảng chuyển đổi số tiêu biểu; Tổ chức khảo sát, đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử thường niên của cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương; Phối hợp với Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số…

Đại hội Hội Truyền thông số Việt Nam, nhiệm kỳ III (2022-2027) -0
Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại Đại hội

Cũng theo ông Nguyễn Minh Hồng, Hội đã tích cực tham mưu đề xuất, tư vấn, phản biện đóng góp ý kiến vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quy hoạch, chương trình phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông; khuyến nghị các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động về truyền thông số, nội dung số, viễn thông và công nghệ thông tin, như: góp ý về Dự thảo Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Viễn thông và nhiều dự thảo Nghị định của Chính phủ. Hội cũng đóng góp ý kiến cho dự thảo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số, dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số và nhiều đề án chiến lược khác về kinh tế số, về dữ liệu số.

Đại hội Hội Truyền thông số Việt Nam, nhiệm kỳ III (2022-2027) -0
Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền (thứ 7, hàng đầu, phía trái ảnh) được bầu vào Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam nhiệm kỳ III (2022 - 2027)

Tại Đại hội, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam Lê Đức Sảo đã báo cáo đánh giá kết quả công tác Hội trong nhiệm kỳ II (2017 - 2022). Báo cáo nêu rõ, trong suốt nhiệm kỳ, công tác tổ chức và phát triển hội viên hàng năm thường xuyên được chú trọng. Hoạt động của Hội đã từng bước được tổ chức bài bản hơn, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, cộng đồng trong nước và quốc tế. Hội đã có nhiều hoạt động, đóng góp tích cực, rõ rệt vào sự phát triển và gắn kết các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nội dung số, truyền thông số. Tổ chức bộ máy của Hội được kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Hội đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác, phát triển lĩnh vực truyền thông số tại Việt Nam. Trong nhiệm kỳ II, lực lượng hội viên của Hội Truyền thông số Việt Nam ngày càng lớn mạnh khi Hội đã kết nạp thêm 353 hội viên. Các hội viên đều phát triển đóng góp thiết thực cho lĩnh vực truyền thông số nói riêng, thông tin và truyền thông nói chung.

Bên cạnh đó, Hội cũng tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn chuyên đề về chính phủ điện tử, đô thị thông minh, về chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực. Hội Truyền thông số Việt Nam cũng tổ chức được nhiều cuộc trao đổi, thảo luận về những vấn đề nóng của đất nước, của ngành, được xã hội quan tâm, giúp cộng đồng hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề, từ đó tạo được dư luận tích cực, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển.

Đại hội Hội Truyền thông số Việt Nam, nhiệm kỳ III (2022-2027) -0
Quang cảnh Đại hội

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại những hạn chế. Báo cáo tổng kết tại Đại hội chỉ rõ, Hội chưa tổ chức được nhiều hoạt động kết nối hội viên. Chi hội Truyền thông số phía Nam thành lập từ năm 2018, chưa đi vào hoạt động như kế hoạch đề ra, cho tới đầu năm nay kiện toàn lại mới tổ chức được một số hoạt động. Chưa thành lập được Chi hội Truyền thông số khu vực miền Trung. Ngoài ra, do nguồn kinh phí của Hội hạn hẹp nên hoạt động gặp khó khăn, số nhân sự làm việc chuyên trách rất hạn chế. Lãnh đạo Hội và Ban Thường vụ đều làm việc kiêm nhiệm và chưa có chế độ lương, phụ cấp.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác Hội trong nhiệm kỳ III (2022 - 2027). Theo đó, thời gian tới, Hội cầntiếp tục phát huy và tổ chức các hoạt động tạo ra uy tín trong cộng đồng, kiện toàn các đơn vị trực thuộc Hội, bảo đảm hoạt động hiệu quả. Đẩy mạnh công tác phát triển hội viên; tổ chức thực hiện tốt quy chế hội viên cao cấp tích cực tổ; chức thực hiện các hoạt động kết nối hội viên; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.

Bên cạnh đó, tích cực tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện, triển khai các hội thảo, tọa đàm chuyên đề tập trung vào chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số.Tổ chức thành công Giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam” hàng năm và tôn vinh những tổ chức cá nhân được nhận giải thưởng. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tiếp tục tham gia chương trình đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tích cực tổ chức các hoạt động dự án, chương trình, sự kiện, hợp tác trong nước, quốc tế.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ III gồm 86 ủy viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 3 thành viên. Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền được bầu vào Ban Chấp hành Hội Truyền thông số Việt Nam nhiệm kỳ III (2022 - 2027).

Ban Chấp hành Hội khoá III đã họp phiên thứ nhất bầu nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội nhiệm kỳ II Nguyễn Minh Hồng làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ III.

Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: HKDO - Giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh hiệu quả
Công nghệ

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: HKDO - Giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh hiệu quả

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng số hóa, việc tạo ra các mô hình kinh doanh linh hoạt, phù hợp với từng cấp độ kinh doanh trở thành nhu cầu thiết yếu. Đặc biệt, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang đối mặt với những thách thức mới, từ sự cạnh tranh của các chuỗi cửa hàng lớn, trung tâm thương mại đến các sàn thương mại điện tử quốc tế. Chính vì vậy, việc ra đời nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử như HKDO mang đến một hướng đi mới, giúp hộ kinh doanh phát triển bền vững trong thời đại công nghệ.

Hà Nội: Tăng cường kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số
Công nghệ

Hà Nội: Tăng cường kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số

Ngày 6.11, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm "Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ của Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch kết nối cùng phát triển "Link to Grow" - Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.

Nắm bắt blockchain và AI là chìa khóa để làm chủ tương lai
Công nghệ

Nắm bắt blockchain và AI là chìa khóa để làm chủ tương lai

Blockchain và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà còn là cơ hội lớn giúp Việt Nam tiến xa trên bản đồ kinh tế số thế giới. Bên cạnh đó, việc nắm bắt được hai công nghệ này cũng giúp cải thiện quy trình quản lý, tiết giảm thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu suất làm việc, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững trong tương lai.

3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
Công nghệ

3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G

Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sau 15 ngày chính thức ra mắt, mạng 5G Viettel đã có 3 triệu người dùng. Trong đó Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng được ghi nhận là 5 địa phương tập trung nhiều khách hàng 5G nhất, chiếm gần 50% tổng số thuê bao hiện có.