Đại gia xây dựng Cường Thịnh Thi và những gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách "siêu thấp"

Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi là đơn vị trúng nhiều gói thầu đầu tư công có giá trị lớn trên khắp cả nước. Đáng chú ý, nhiều gói thầu  doanh nghiệp này trúng có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất ít ỏi.

Được nhận nhiều gói thầu đầu tư công có tỷ lệ giảm giá thấp

Tại địa bàn tỉnh Ninh Bình, ngoài các doanh nghiệp quen thuộc như Xuân Trường, Xuân Thành, phải kể đến Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi  (Cường Thịnh Thi). Cường Thịnh Thi được nhiều người biết đến là “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình với tổng giá trị trúng thầu lên đến gần 18.000 tỷ đồng.

Dữ liệu doanh nghiệp cho thấy Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi (Công ty Cường Thịnh Thi) có địa chỉ tại tại Cảng Cầu Yên, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình do Trần Quang Tuyến là người đại diện theo pháp luật là một ví dụ điển hình.

Theo dữ liệu về doanh nghiệp của Công ty Cường Thịnh Thi, vốn điều lệ đăng ký hiện tại là 2.289 tỷ đồng. Danh sách cổ đông sáng lập gồm: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Đức An, Vũ Trường Thi, Đinh Văn Phi.

Những năm gần đây, Cường Thịnh Thi thường xuyên được lựa chọn là doanh nghiệp thực hiện các gói thầu có giá trị lớn. Đáng chú ý, nhiều gói thầu doanh nghiệp này trúng có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước rất thấp.

screen shot 2023-06-26 at 02.10.33.png -0
Ban ALDA ODA, Sở KH và ĐT tỉnh Lào Cai phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi.

Cụ thể, ngày 27.12.2021, Lê Ngọc Minh – Giám đốc Ban QLDA ODA, Sở KH và ĐT tỉnh Lào Cai đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Thi công xây dựng hạng mục tuyến đường đoạn từ Km5+00 đến Km8+050 và cải tạo cầu Bản Qua cũ thuộc dự án thành phần 2: Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành – Ngòi Phát) đoạn từ cầu Quang Kim đến nút giao với đường BV32 và BV28 và san gạt mặt bằng hai bên đường với chiều sâu 50m thuộc dự án Cầu biên giói qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối.

Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi trúng gói thầu với vai trò độc lập, giá trúng thầu là 114.989.105.000 đồng, so với giá dự toán 115.419.316.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 430.211.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,4%) cho ngân sách Nhà nước.

screen shot 2023-06-26 at 02.14.20.png -0
Ban QLDA ĐTXD CTGT tỉnh Ninh Bình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi.

Ngày 9.9.2021, Nguyễn Thái Hoà – Phó Giám đốc Ban QLDA ĐTXD CTGT tỉnh Ninh Bình đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 16: Thi công xây dựng công trình, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I).

Công ty Cường Thịnh Thi trúng thầu với vai trò độc lập, giá trúng thầu là 586.490.689.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 588.539.397.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 2.048.708.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,35%) cho ngân sách Nhà nước.

screen shot 2023-06-26 at 02.16.47.png -0
Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá phê duyệt lựa chọn nhà thầu là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi.

Ngày 24.9.2021, Nguyễn Văn Khiên – Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hoá đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu 05: Thi công xây dựng công trình + Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đoạn Km0+00 – Km7+645 thuộc dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Công ty Cường Thịnh Thi trúng gói thầu với vai trò độc lập, giá trúng thầu là 588.437.465.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 589.921.526.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 1.484.061.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,25%) cho ngân sách Nhà nước.

screen shot 2023-06-26 at 02.18.39.png -0
Ban ALDA ĐTXD CTNN và PTNT tỉnh Ninh Bình phê duyệt lựa chọn nhà thầu là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi.

Ngày 28.12.2020, Phạm Ngọc Thịnh – Giám đốc Ban QLDA ĐTXD CTNN và PTNT tỉnh Ninh Bình đã ký Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 09: Thi công xây dựng dự án Xử lý cấp bách tuyến đê Đầm Cút, huyện Gia Viễn (giai đoạn 2)

Công ty Cường Thịnh Thi trúng gói thầu với vai trò liên danh phụ, giá trúng thầu là 79.035.588.000 đồng, so với giá dự toán gói thầu là 79.069.556.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 33.968.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,04%) cho ngân sách Nhà nước.

Ngày 28.3.2017, Công ty Cường Thịnh Thi được phê duyệt lựa chọn là nhà thầu gói thầu số 12 (EC): Khảo sát, lập TKBVTC – DT và thi công xây dựng, Dự án: Hệ thống giao thông kết nối hạn tầng du lịch và nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Với vai trò liên danh phụ Công ty Cường Thịnh Thi trúng gói thầu với giá là 975.815.090.000 đồng, so với giá gói thầu đưa ra là 978.821.224.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 3.006.134.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,3%) cho ngân sách Nhà nước.

Ngày 4.3.2016, Công ty Cường Thịnh được phê duyệt lựa chọn là nhà thầu gói thầu thi công xây dựng, Dự án: Đường tránh ngập vào trung tâm các xã nghèo miền núi 30A: Đồng Thắng, Cường Lợi, Lâm Ca; bảo đảm an sinh xã hội và phục vụ an ninh quốc phòng huyện Đình Lập. Với vai trò liên danh chính Công ty Cường Thịnh Thi trúng gói thầu với giá là 543.560.698.000 đồng, so với giá gói thầu đưa ra là 543.798.300.000 đồng, giá trúng thầu tiết kiệm 237.602.000 đồng (tương đương tiết kiệm khoảng 0,04%) cho ngân sách Nhà nước.

Doanh thu nghìn tỷ đồng nhưng báo lãi chỉ vài tỷ đồng

Nhìn vào quy mô của các gói thầu nêu trên, nhiều người sẽ nghĩ đến một doanh nghiệp kinh doanh có lãi lớn. Tuy nhiên, số liệu về kết quả kinh doanh của Cường Thịnh Thi lại cho thấy một bức tranh khá kém sắc.

Theo đó, thời điểm cuối năm năm 2021, tổng nợ phải trả của Cường Thịnh Thi Group đạt khoảng 2.246 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Đáng nói, chiếm đến 99% các khoản nợ của doanh nghiệp là nợ ngắn hạn.

Đại gia xây dựng Cường Thịnh Thi và những gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách
Tình hình kinh doanh một số năm gần đây của Cường Thịnh Thi (Đơn vị: tỷ đồng).

Cụ thể, nợ ngắn hạn Cường Thịnh Thi Group tại ngày 31.12.2022 đạt 2.214 tỷ đồng, con số này lớn hơn tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cùng thời điểm (2.182 tỷ đồng), đồng nghĩa với hệ số khả năng thanh toán hiện thời (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) của Cường Thịnh Thi Group là 0,98.

Đây không phải lần đầu tiên Cường Thịnh Thi Group rơi vào tình cảnh hệ số khả năng thanh toán hiện thời < 1. Trước đó, tại thời điểm cuối năm 2020, chỉ tiêu này cũng chỉ 0,91.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2021, doanh thu của Cường Thịnh Thi dao động gần 1.300 tỷ đồng đến hơn 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ báo lãi sau thuế từ vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng, một mức lãi "siêu mỏng" cho thấy hiệu suất kinh doanh của Cường Thịnh Thi chỉ ở mức "khiêm tốn". Đồng thời, cũng khiến giới kinh doanh băn khoăn không biết lợi nhuận của doanh nghiệp đã chảy đi đâu?

Kinh tế

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.