Xét tuyển vào lớp 10 công lập tại Hà Nội:

Đã nhập học nguyện vọng 2 nhưng trường nguyện vọng 1 hạ điểm, học sinh có được rút hồ sơ?

Theo Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT) Hà Nội Phạm Quốc Toản, học sinh có thể hủy xác nhận nhập học tại trường nguyện vọng 2 (hoặc nguyện vọng 3) để xác nhận nhập học tại nguyện vọng 1 (sau khi trường hạ chuẩn hoặc trúng tuyển sau phúc khảo).

Ngày 5.7, học sinh trúng tuyển vào lớp 10 các trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội năm học 2023-2024 chính thức làm thủ tục xác nhận nhập học tại trường nơi mình trúng tuyển.

Theo Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT) Hà Nội Phạm Quốc Toản, thủ tục xác nhận nhập học là bắt buộc đối với tất cả học sinh nếu có nguyện vọng học tại trường nơi mình trúng tuyển. Trong khoảng thời gian quy định, học sinh không xác nhận nhập học thì coi như học sinh không có nguyện vọng học tập tại nơi mình đã trúng tuyển. Học sinh sẽ bị xóa khỏi danh sách trúng tuyển của trường. Học sinh cần lưu ý quy định này và xác nhận nhập học đúng thời gian quy định.

Đã nhập học nguyện vọng 2 nhưng trường nguyện vọng 1 hạ điểm, học sinh có được rút hồ sơ? -0
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã chỉ đạo các trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và phụ huynh, nhất là trong việc thay đổi nguyện vọng đã trúng tuyển. Ảnh: Quốc Việt

Cùng với đó, ông Toản cũng lưu ý học sinh nguyên tắc trong xét tuyển vào trường THPT công lập: đó là các nguyện vọng (nguyện vọng 1, 2, 3) được xét tuyển bình đẳng, không phân biệt thứ tự ưu tiên. Vì vậy, từ 13 giờ 30 phút ngày 5.7 đến ngày 7.7, tất cả học sinh đủ điều kiện trúng tuyển nguyện vọng 1 hoặc nguyện vọng 2 hoặc nguyện vọng 3 đều cần làm thủ tục xác nhận nhập học.

Cùng với đó, trong trường hợp học sinh đã xác nhận nhập học ở nguyện vọng 2 (hoặc nguyện vọng 3) rồi, nhưng sau đó trường nguyện vọng 1 hạ điểm chuẩn. Ông Toản cho biết, theo quy định đã được công khai, học sinh có thể hủy xác nhận nhập học tại trường nguyện vọng 2 (hoặc nguyện vọng 3) để xác nhận nhập học tại nguyện vọng 1 (sau khi trường hạ chuẩn hoặc trúng tuyển sau phúc khảo).

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã chỉ đạo các trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và phụ huynh, nhất là trong việc thay đổi nguyện vọng đã trúng tuyển, nhập học của học sinh và việc rút hồ sơ tuyển sinh nếu học sinh và gia đình có nguyện vọng, tuyệt đối không được giữ hồ sơ tuyển sinh khi học sinh và gia đình có nguyện vọng rút hồ sơ; bảo đảm luôn có cán bộ tuyển sinh thường trực giờ hành chính trong thời gian tuyển sinh.

Trong thời gian xác nhận nhập học trực tuyến hoặc trực tiếp theo quy định, nếu học sinh và phụ huynh có nguyện vọng nộp hồ sơ tuyển sinh thì các trường tạo điều kiện rà soát, kiểm tra và tiếp nhận theo đúng quy định. Các trường tuyệt đối không được thu các khoản ngoài quy định trong thời gian tuyển sinh.

 Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, với các trường THPT công lập, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tuyến (tại Cổng thông tin tuyển sinh, địa chỉ https://tsdaucap.hanoi.gov.vn) hoặc trực tiếp tại trường. Tuy nhiên, với các trường THPT tư thục, công lập tự chủ tài chính hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, học sinh phải trực tiếp đến trường làm thủ tục xác nhận nhập học.

Trao đổi

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Giáo dục

Trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

PGS.TS Hà Minh Hoàng nhận định, các trường đại học có vai trò quan trọng trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, bởi trường đại học là nơi đào tạo tri thức, có thể tạo ra các nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo, tạo ra sản phẩm giải quyết được các vấn đề của xã hội; từ đó giúp công nghệ tiếp cận gần hơn với nhiều người dân.

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng
Giáo dục

Đề xuất sinh viên nhóm ngành STEM được vay toàn bộ học phí và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Dự thảo nêu rõ, mức vốn cho vay tối đa đối với 1 người học bao gồm toàn bộ tiền học phí phải đóng của người học và tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng.

Các kỹ năng giúp sinh viên không bị AI thay thế
Giáo dục

Các kỹ năng giúp sinh viên không bị AI thay thế

Theo chuyên gia, bước chân vào doanh nghiệp, sinh viên không nên sợ các thay đổi về công nghệ hay kinh tế, chính trị toàn cầu. Bởi trong cuộc đua với AI, các kỹ năng mà công cụ này khó thể thay thế con người là khả năng đưa ra quyết định, thấu cảm và truyền tải cảm xúc.

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?

Thi tốt nghiệp THPT 2025 năm nay có hơn 1,1 triệu thí sinh dự thi. Có hai đối tượng dự thi là thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, mã đề thi trong phòng thi năm nay tăng lên 48 mã đề. Vậy có khó khăn gì khi tăng số mã đề thi lên gấp đôi trong công tác tổ chức thi? Chất lượng của đề thi sẽ ra sao so với trước đây?...

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data
Giáo dục

Xóa rào cản, tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập cho mọi người bằng AI, Big Data

PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, một trong những thách thức lớn nhất là thay đổi nhận thức của người học về giáo dục suốt đời. Tuy nhiên, hiện nay trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang từng bước được ứng dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp người học đề xuất lộ trình học phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tế. Từ đó, xóa đi các rào cản, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.