Chính sách và cuộc sống

Cứu doanh nghiệp phải như cứu hỏa

“Khoảng 15 ngày nữa hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải đóng cửa rồi, không có cơ hội sống sót chờ đến khi EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU) có hiệu lực đâu”, Chủ tịch Hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai Lê Xuân Quân nói như khóc sáng 24.3. Hầu hết nhà máy chế biến gỗ ở Đồng Nai, nơi có sản lượng gỗ xuất khẩu lớn của Việt Nam, đã bị khách hàng xin chậm xuất hoặc hủy đơn hàng, chậm trả tiền.

Cũng trong sáng qua, giám đốc một doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu ở Bình Dương phải họp bàn với lãnh đạo công ty để lo thủ tục bảo đảm quyền lợi cho công nhân trước khi họ nghỉ việc. Ông cho biết, một số nhà máy sản xuất hàng cho Mỹ đã làm đơn xin tạm dừng hoạt động. Các nhà mua hàng lớn đã có thông báo hủy bớt đơn đặt hàng, hoãn xuất hàng, do họ phải đóng cửa hệ thống cửa hàng và trung tâm phân phối.

Cho đến giờ phút này có thể nói cả doanh nghiệp lớn và nhỏ đều đã “thấm đòn” vì dịch Covid-19. Hàng loạt doanh nghiệp không có doanh thu, dòng tiền đi vào bị “chặn” lại, trong khi chi phí về nhân sự, mặt bằng, tồn kho… vẫn cứ ngày một tăng. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong tháng 2, khoảng 10% doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất. Bước sang đầu tháng 3, đặc biệt tuần thứ 2 của tháng 3, khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với trên 15% trong tổng số doanh nghiệp.

Đằng sau những doanh nghiệp “lâm nguy” là số phận của hàng triệu người lao động. Vẫn theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hơn 1,3 triệu lao động sẽ mất việc nếu dịch Covid-19 lan rộng. Song song với tình trạng sa thải lao động là sự tụt dốc nhu cầu tuyển dụng. Dịch Covid-19 khiến nhu cầu tuyển lao động ở tất cả các địa phương đều giảm 20 - 30% so với cùng kỳ năm 2019, thậm chí có nơi giảm mạnh như TP Hồ Chí Minh lên tới 40%, Hà Nội 36,7%. Cũng trong tháng 2 năm nay, số người đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là hơn 47 nghìn người, tăng 59,2% so với tháng 1.2020 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là chưa kể số lao động thất nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội nên không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu kéo dài, tình trạng người lao động mất việc trên diện rộng sẽ gây bất ổn rất lớn cho xã hội.

Hiện nay, sau Chỉ thị 11 của Thủ tướng yêu cầu quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp chịu thiệt hại bởi Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, trao cho ngân hàng thương mại quyền tự quyết các khoản nợ xấu của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn phải tiếp tục chờ đợi các tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01. Ngay cả khi các ngân hàng có bộ tiêu chí thì tiến độ giải cứu doanh nghiệp vẫn là một dấu hỏi. Bởi lẽ, theo Thông tư 01, để được ngân hàng xem xét hỗ trợ, doanh nghiệp phải chứng minh được doanh thu, thu nhập bị giảm vì Covid-19, nhưng việc này không dễ dàng, nhất là với những doanh nghiệp, ngành nghề gián tiếp chịu ảnh hưởng của dịch nhưng cũng cần được giải cứu. Hơn nữa, nhìn vào các gói hỗ trợ các ngân hàng tung ra trước khi có Thông 01, có thể thấy hầu hết ngân hàng đặt ra những điều kiện khá an toàn cho chính mình, ví dụ doanh nghiệp phải có lịch sử tín dụng tốt, thông tin minh bạch, là khách hàng truyền thống…

Trong khi đó, một cái phao khác doanh nghiệp nóng lòng mong đợi là dự thảo Nghị định về gói giãn thời gian nộp thuế, bảo hiểm do Bộ Tài chính xây dựng - vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến, chưa biết khi nào mới được ban hành. Bên cạnh đó, đối tượng được hưởng chính sách được đánh giá là chưa đủ bao quát và thời gian giãn nộp thuế 5 tháng cũng chưa thấm vào đâu.

Lúc này, bên cạnh tập trung kiểm soát dịch bệnh, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần xác định rằng, việc “cứu” doanh nghiệp phải gấp như cứu hỏa và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phải thiết thực. Có như vậy mới kịp giải cứu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn như hiện nay.

Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng vì Nhân dân

Phát biểu tại Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: "Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân; nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng; mọi sự phấn đấu của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị chỉ có ý nghĩa khi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc"… Tầm nhìn và những thông điệp của Tổng Bí thư đang tạo cảm hứng mạnh mẽ lan tỏa trong xã hội, hướng đến kỷ nguyên mới của dân tộc, với tinh thần hành động dứt khoát vì lợi ích của nhân dân!

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị
Chính sách và cuộc sống

Vững bước trên “con đường sống còn”

Hôm qua, Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội với sự tham dự của hơn 979 nghìn đại biểu tại 15.345 điểm cầu Trung ương và địa phương, cơ sở. Với “quy mô và tầm vóc mới”, Hội nghị đã ghi một dấu mốc lịch sử, khẳng định “phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đơn giản hóa thủ tục từ liên thông dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Đây là một tin vui rất lớn đối với người dân, bởi người dân sẽ không phải "chạy đi, chạy lại", xếp hàng chờ đợi để thực hiện các thủ tục này.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Giảm gánh nặng thuế thu nhập cho dân

Dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2025 sẽ biến động, Bộ Tài chính có kế hoạch báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 tới. Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát thuế phí và lệ phí cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 7.1 của Bộ Tài chính. Thông tin này khiến người dân rất đỗi vui mừng, thậm chí không ít người “bình chọn” đây là “tin vui nhất trong ngày”.

Không thể chủ quan
Chính sách và cuộc sống

Không thể chủ quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023 - dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội và là mức phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, đồng thời góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Sẽ chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; theo đó, thông tư cấm giáo viên dạy thêm bên ngoài nhà trường với chính học sinh mà mình đang dạy tại trường. Đây là điều được dư luận đồng tình ủng hộ khi mà tình trạng dạy thêm đã và đang diễn ra tràn lan.

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường
Chính sách và cuộc sống

Khúc tráng ca của tinh thần dân tộc và ý chí quật cường

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch Đông Nam Á trên sân khách. Tối 5.1, người hâm mộ bóng đá cả nước đã vỡ òa niềm vui chiến thắng, với niềm tự hào vô bờ; đó là những điều vô giá mà thể thao đem lại.

Kỳ vọng rất lớn…
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng rất lớn…

Năm 2024, cả nước đặt chỉ tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Xây dựng, chỉ có khoảng 21.000 căn được xây dựng, tương đương hơn 16% kế hoạch.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cụ thể hóa thủ tục đầu tư đặc biệt

Thủ tục đầu tư đặc biệt được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp cuối năm 2024, là bước đột phá của pháp luật về đầu tư. Dự án thuộc diện áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ được lược bỏ nhiều loại giấy phép, thủ tục hành chính và được chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; nhờ đó, thời gian triển khai, thực hiện dự án được rút ngắn rất nhiều.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Chính sách vượt trội, công bằng, nhân văn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang trong giai đoạn gấp rút với tinh thần khẩn trương “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách bảo đảm công bằng, nhân văn đối với những đối tượng do sắp xếp tổ chức bộ máy, cũng như chính sách vượt trội để giữ chân, thu hút người tài.

Nhiều điểm nhấn ấn tượng
Chính sách và cuộc sống

Nhiều điểm nhấn ấn tượng

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, đến thời điểm này, có thể khẳng định, “chuyến tàu kinh tế” 2024 đã về đích với nhiều điểm nhấn ấn tượng như tăng trưởng GDP đạt trên 7%; 15 chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Đưa Việt Nam tiến lên trong kỷ nguyên số

Trong một thế giới không ngừng thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi quốc gia đều phải đối diện với bài toán sống còn: làm sao để không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) đã vạch ra lộ trình rõ ràng và mạnh mẽ, đưa Việt Nam từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ khoa học, công nghệ và kinh tế số toàn cầu.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Số lượng phải song hành chất lượng

Với 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đã ghi dấu ấn đặc biệt về một kỳ họp Quốc hội có số dự án luật được thông qua cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và điều này cần sự quyết tâm, chung tay, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết để sớm đưa các luật, nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc
Chính sách và cuộc sống

Được quyền lựa chọn, sẽ không còn bức xúc

Tháng 11 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lấy ý kiến để triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Sau đó không lâu, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh cũng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 5 dự án này.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua luật tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Rút ngắn nhất "đường đi" của luật vào cuộc sống

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản phê bình Giám đốc 4 Sở với vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong tham mưu, xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật để thi hành Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi hành Luật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó, tính đến tháng 12.2024, Lâm Đồng vẫn còn “nợ” 16 danh mục văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thi hành Luật Đất đai thuộc thẩm quyền ban hành.