Croatia sẽ trở thành thành viên của Eurozone

Theo báo cáo được Ủy ban châu Âu (EC) thông qua, Croatia đáp ứng tất cả các tiêu chí thiết yếu để trở thành thành viên thứ 12 của khu vực đồng euro (Eurozone) từ ngày 1.1.2023.

Thủ tướng Croatia Andrej Plenković cho biết, Croatia sẽ sớm trở thành thành viên của Eurozone, điều nàylà một trong những mục tiêu chiến lược của chính phủ. Croatia thực sự tuân thủ tất cả các tiêu chí do EC đưa ra đối với một quốc gia thành viên để có thể sử dụng đồng tiền chung euro.

Các tiêu chí bao gồm: đầu tiên, tỷ lệ lạm phát được tính ở mức 4,7%, tỷ lệ lạm phát trung bình trong một năm của nước này thấp hơn theo tỷ giá tham chiếu được tính là 4,9 % = tỷ lệ trung bình trong một năm của ba quốc gia có số liệu lạm phát tốt nhất trong Eurozone là Phần Lan, Pháp, Hy Lạp. Thứ hai, Zagreb không phải áp dụng thủ tục thâm hụt quá mức, thâm hụt ngân sách của nước này lên tới mức tương đương 2,9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2021 và ước tính là 2,3% GDP vào năm 2022 và 1,9% GDP vào năm 2023. Thứ ba, Croatia tham gia vào cơ chế tỷ giá hối đoái 'ERM II' kể từ tháng 7.2020. Thứ tư, lãi suất bình quân dài hạn trong một năm được tính ở mức 0,8%, lãisuất bình quân dài hạn trong một năm thấp hơn lãi suất tham chiếu được tính là 2,6%.

Thêm vào đó, luật pháp của Croatia liên quan đến Ngân hàng Trung ương của nước này phù hợp với luật của Liên minh châu Âu về Hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo các công việc chuẩn bị thực tế cho việc chuyển đổi từ đồng kuna sang đồng euro đã được tiến hành tốt và đúng quy trình. Ngay từ hồi tháng 9.2021, các nhà chức trách Croatia cùng với Ủy ban châu Âu và các nước trong Eurozone đã ký một biên bản ghi nhớ mô tả các giai đoạn khác nhau để sản xuất tiền xu và tiền giấy euro vào tháng 1.2023.

Về lo ngại của người dân về việc gia tăng chi phí sinh hoạt do chuyển đổi sang đồng euro, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, Cao ủy châu Âu về Kinh tế Paolo Gentiloni cho rằng, điều cần thiết là Chính phủ Croatia phải có những phương án để giảm thiểu rủi ro và lạm dụng có thể xảy ra, thông báo cho công dân và các nhà điều hành kinh tế và thực thi các quy tắc cạnh tranh. Bên cạnh đó, ông Paolo Gentiloni cũng liệt kê những lợi ích đối với nền kinh tế Croatia nhờ trở thành thành viên của Eurozone, như chi phí tài chính và giao dịch thấp hơn, dòng vốn tăng, loại bỏ một phần lớn rủi ro hối đoái trong hệ thống ngân hàng, hội nhập vào liên minh ngân hàng châu Âu, tăng tính minh bạch về giá.

Thế giới 24h

Tổng thống Mỹ muốn tiếp quản Gaza: Phản ứng từ đồng minh lẫn đối thủ
Thế giới 24h

Tổng thống Mỹ muốn tiếp quản Gaza: Phản ứng từ đồng minh lẫn đối thủ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất sẽ tái định cư cho những Palestine phải di dời khỏi Gaza ở bên ngoài lãnh thổ và Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Gaza cũng như phụ trách tái thiết khu vực này. Đề xuất được đánh giá là phi lý của Trump có nguy cơ làm xáo trộn giai đoạn đàm phán tiếp theo giữa Israel và Hamas; đồng thời đang nhận về cơn mưa chỉ trích từ cả đồng minh và đối thủ của Mỹ.

Thượng viện Mỹ xác nhận nhiều đề cử Nội các
Thế giới 24h

Thượng viện Mỹ xác nhận nhiều đề cử Nội các

Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử một loạt vị trí Nội các của Tổng thống Donald Trump, trong đó, Pam Bondi sẽ trở thành Bộ trưởng Tư pháp mới của nước này, vào thời điểm Tổng thống Donald Trump đang có những bước đầu trong việc tái cấu trúc bộ máy chính phủ, đặc biệt là tại Bộ Tư pháp. Với quyết định phê chuẩn mới nhất, Thượng viện đã thông qua tổng số 11 trên 22 đề cử Nội các của ông Trump.

Thái Lan thành lập trung tâm đối phó tội phạm có tổ chức
Thế giới 24h

Thái Lan thành lập trung tâm đối phó tội phạm có tổ chức

Nhằm tăng cường an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho người dân, Thái Lan đã chính thức thành lập một trung tâm chuyên trách để đối phó với tội phạm có tổ chức, các nhân vật xã hội đen có thế lực và các mạng lưới tội phạm lớn. Sáng kiến này, do Tổng cục trưởng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Đại tướng Kitrat Phanphet, dẫn đầu, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực của quốc gia này nhằm triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, vốn đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng trong thời gian dài.

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo
Thế giới 24h

Mỹ rút khỏi WHO: Bước lùi đối với sứ mệnh nhân đạo

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu gây sức ép lên Washington để thay đổi quyết định của Tổng thống Donald Trump muốn rút khỏi tổ chức này; đồng thời cảnh báo, nếu từ bỏ tư cách thành viên, Hoa Kỳ sẽ bỏ lỡ thông tin quan trọng về các đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu, gây hại cho người dân Mỹ.

Singapore sẽ phủ mát cho tất cả các tòa nhà công cộng, hướng tới cuộc sống xanh
Thế giới 24h

Singapore sẽ phủ mát cho tất cả các tòa nhà công cộng, hướng tới cuộc sống xanh

Cơ quan nhà ở công cộng của Singapore hôm 3.2 thông báo sẽ tiến hành áp dụng lớp phủ làm mát cho tất cả các tòa nhà công cộng trên toàn Singapore sau một đợt thí điểm thành công. Đây là một phần của chương trình rộng lớn hơn hướng tới cuộc sống bền vững cho tất cả người dân

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không bên nào chiến thắng trong vấn đề thuế quan
Thế giới 24h

Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không bên nào chiến thắng trong vấn đề thuế quan

Trung Quốc kiên quyết lên án và phản đối quyết định của Mỹ áp dụng mức thuế bổ sung 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 2.2.

Năm 2025: Tây Ban Nha dự kiến có luật mới về bảo vệ quyền ngắt kết nối của người lao động
Thế giới 24h

Năm 2025: Tây Ban Nha dự kiến có luật mới về bảo vệ quyền ngắt kết nối của người lao động

Trong năm 2025, người lao động tại Tây Ban Nha dự kiến sẽ chính thức có quyền từ chối nhận email, cuộc gọi công việc ngoài giờ làm mà không phải lo ngại bị trừng phạt hay ảnh hưởng đến công việc. Luật mới nhằm chấm dứt tình trạng nhân viên bị làm phiền trong thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là với những người làm việc từ xa.

Hàn Quốc chi 327 triệu USD để ngăn chặn 'dịch bệnh cô đơn'
Thế giới 24h

Hàn Quốc chi 327 triệu USD để ngăn chặn 'dịch bệnh cô đơn'

Mỗi năm, hàng nghìn người Hàn Quốc – hầu hết là người trung niên – qua đời một cách lặng lẽ và cô đơn, tách biệt khỏi gia đình và bạn bè. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần trước khi tìm thấy thi thể của họ. Tình trạng những "cái chết cô đơn", được gọi là godoksa trong tiếng Hàn, đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là một phần của vấn đề xã hội nghiêm trọng hơn về xu hướng cô đơn và cô lập trên khắp đất nước, một vấn đề cấp bách đến mức chính phủ đang phải làm mọi cách để ngăn chặn.