Cổ thụ – nhân chứng lịch sử của Hà Nội

Cổ thụ không chỉ mang lại màu xanh cho Thủ đô mà còn là nhân chứng lịch sử, gắn với quá trình phát triển của Hà Nội nghìn năm văn hiến… Vì thế, kiểm kê cổ thụ để nắm được hiện trạng và bảo vệ là việc làm ý nghĩa.

Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông và môi trường, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam Nguyễn Nguyên Cương cho biết: từ ý tưởng cổ thụ là tài sản vô giá, nhóm nghiên cứu của Trung tâm đã tiến hành khảo sát và lập bản đồ cổ thụ Hà Nội (Atlas) từ hơn 3 năm nay trên địa bàn 14 quận, huyện của Hà Nội (cũ). Theo thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, cổ thụ được định nghĩa là cây sống trên 50 năm và đường kính trên 50cm; tuy nhiên sau khi tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, tiêu chí cổ thụ của nhóm nghiên cứu được xác định là những cây trên 70 năm, đường kính trên 70cm. “Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa vào danh sách những cây có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa; cây có nguồn gen quý hiếm... Bởi trên thực tế, có những cây ít tuổi nhưng lại mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, như cây đa Bác Hồ...” - ông Cương giải thích.

Từ những tiêu chí phân loại này, nhóm khảo sát xác định có 725 cổ thụ quý cần được bảo vệ. Những cây này thuộc 62 loài, 30 họ thực vật khác nhau. Có 596 cây tập trung ở 9 quận nội thành (chủ yếu ở các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm), 129 cây ở 5 huyện ngoại thành. Ngoài ra, nhóm khảo sát cũng “đánh dấu” những cổ thụ có các tiêu chí đặc biệt như: cây cao tuổi: 17 cây; cây có kích cỡ lớn: 19 cây; cây có gen quý hiếm: 6 cây, tập trung chủ yếu ở vườn Bách Thảo. Trong số này đáng chú ý là cây lim trên 250 tuổi trong vườn nhà anh Vũ Đức Kỳ ở xóm 3, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn. Theo chủ nhân, đây là cây lim còn sót lại của một khu rừng tự nhiên, minh chứng cho thấy ngôi làng trước đây là khu rừng.

Nhóm cổ thụ cao tuổi nhất đã sống trên 400 - 700 năm chủ yếu tại các đình làng, chùa. Những cổ thụ được xếp vào loại đặc biệt đều gắn với những di tích lịch sử, sự kiện đặc biệt. Như cây muỗm trên 300 năm tuổi tại đền Quán Thánh, theo sử sách,  nó được trồng khoảng năm 1680 dưới đời Lê Vĩnh Trị, khi tiến hành trùng tu và cho đúc tượng đồng đen tại đền. Hay cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc do Tổng thống Ấn Độ Prasat trồng năm 1958...

Theo ông Nguyễn Nguyên Cương, cổ thụ tại Hà Nội đang bị tác động mạnh từ con người, quá trình đô thị hóa và cả sự khắc nghiệt của thời gian. Từ kết quả điều qua, cổ thụ ở Hà Nội đang suy giảm cả số lượng và chất lượng, vì già cỗi không được chăm sóc như cây muồng ngủ (Bách Thảo), cây vông nem (hồ Hoàn Kiếm); bị sâu bệnh như cây sao đen (Lò Đúc), thị (đình làng Vẽ)... Đáng buồn nhất là sự tác động bởi các hành động vô ý thức của con người khi nhiều cây bị đóng đinh, treo biển, đèn quảng cáo; thậm chí vì lợi ích kinh doanh, một số cửa hàng còn ngấm ngầm “bức tử” cây...

Hiện các nhà khoa học đã “khoanh vùng” những cổ thụ đang bị con người và thiên nhiên đối xử “tệ hại” và đề nghị có những biện pháp sớm bảo vệ. UBND thành phố Hà Nội cũng cần sớm ban hành quy định quản lý, bảo vệ cổ thụ, trong đó quy định trách nhiệm quản lý cụ thể cho đơn vị quản lý cơ sở và hộ gia đình; đồng thời có mức phạt thật nặng những hành vi xâm hại nghiêm trọng đối với cổ thụ. Đối với một số cổ thụ có giá trị đặc biệt như cây đa ở đền Bà Kiệu, cây bồ đề ở chùa Trấn Quốc... cần được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử và giao Sở VH, TT và DL Hà Nội quản lý, bảo vệ. Một số cây cần được đánh số treo biển và có chế độ theo dõi, chăm sóc định kỳ.

Ông Nguyễn Nguyên Cương cho biết, hiện dữ liệu về bản đồ cổ thụ đã cơ bản hoàn thiện nhưng mới chỉ in được 5 cuốn sách. Một số tổ chức đã đặt vấn đề hợp tác để in thêm những cuốn sách này nhằm phổ biến giá trị cổ thụ ở Hà Nội và gián tiếp nhắc nhở người dân trân trọng và bảo vệ môi trường xung quanh.

Đầu tháng 10 vừa qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận 9 cây muỗm đại thụ nằm trong khuôn viên của đền Voi Phục, Thụy Khuê, Hà Nội là Cây Di sản Việt Nam. Kết quả điều tra xác định tuổi của cả 9 cây muỗm khoảng 700 năm. Cây nhỏ nhất có chu vi thân là 2,92m, cao 17m, cây to nhất có chu vi thân là 5,2m, cao 29m. Cộng đồng làng Thụy Chương, phường Thụy Khuê cam kết sẽ chung sức bảo tồn loài cây quý này với những hành động thiết thực như không xây tường, nhà chèn ép cây; không cưa cắt cành, buộc dây và đóng đinh lên thân cây...

Trong khi đó, mới đây, ngày 1.11, Công ty TNNH Thủ đô II (chủ đầu tư dự áán xây dựng Trung tâm Thương mại dịch vụ và chợå 19-12) đã ngang nhiên chặt hạ cây bồì đề quý hàng trăm tuổíi thuộc phường Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.   

Văn hóa

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.