Kiểm soát, xử lý chất thải rắn

Có chính sách hỗ trợ thiết thực cho sản phẩm tái chế

Muốn xử lý chất thải rắn theo hướng giảm tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng, bên cạnh lựa chọn công nghệ phù hợp, cần có chính sách hỗ trợ sản phẩm tái chế để tạo sức cạnh tranh với hàng hóa thông thường. Đây là đề xuất nêu tại Hội thảo “Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 22.12.

Hơn 80% rác thải không được xử lý đúng cách

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên khẳng định, hành lang pháp lý đối với chất thải rắn cơ bản đã hoàn thiện, đủ cơ sở để quản lý nội dung này. Đó là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Chỉ thị số 41/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường…

Tuy nhiên, việc kiểm soát, xử lý chất thải rắn hiện còn nhiều vấn đề. Trong đó, bà Nguyên lo ngại, thách thức lớn nhất là chất thải rắn đang gia tăng, do sự gia tăng về dân số, đặc biệt là sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng của xã hội. Chỉ tính riêng rác thải sinh hoạt, mỗi ngày có hơn 60.000 tấn khắp cả nước, trong đó, thành phần độc hại, khó phân hủy trong rác thải xuất hiện ngày càng nhiều, song cách thức xử lý hiện chưa đáp ứng được nhu cầu.

Dẫn kết quả tại phiên giải trình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2022, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Quang Huân cho biết, khoảng 80% rác thải ở nông thôn đang được mang đi chôn lấp. Còn theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có tới 71% rác thải đang được chôn lấp, trong đó 20% chôn lấp không vệ sinh, chưa kể 13% rác được mang đi thiêu hủy bằng các lò đốt không vệ sinh… Tính chung, hơn 80% rác thải chưa được xử lý đúng cách, gây ô nhiễm cả đối với đất, nước và không khí.

Đáng chú ý, theo đại biểu, ở một số địa phương có nhà máy đốt rác phát điện “có vẻ hiện đại” nhưng gần hai năm nay không được nghiệm thu. Điều này rất đáng lưu tâm và “đã đến lúc cần nghiên cứu tháo gỡ một cách quyết liệt”, ông Huân nhấn mạnh.

Nhiều rào cản

Có nhiều nguyên nhân khiến việc quản lý chất thải rắn chưa đáp ứng yêu cầu, mặc dù hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện. Trong đó, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên, vấn đề là ở khâu thực hiện, khi nhận thức của người dân, cộng đồng trong phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế; năng lực quản lý ở một số cấp, ngành còn yếu. Bên cạnh đó, công nghệ chậm đổi mới; chưa có hướng dẫn về danh mục công nghệ xử lý, tái chế phù hợp với điều kiện Việt Nam…

TS. Nguyễn Gia Thọ, Phó trưởng Ban Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận, hiện 63 tỉnh, thành phố đều có quy hoạch về rác thải rắn, đặc biệt đã có một số quy hoạch cấp vùng. Nhìn chung, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xử lý chất thải rắn đã có nhưng còn hạn chế, chất lượng quy hoạch chưa cao. Điều này thể hiện ở việc xác định vị trí, địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải rắn vẫn gặp nhiều khó khăn do sự phản đối kịch liệt của người dân. Công tác quy hoạch vẫn còn cục bộ, mang tính chất địa phương và thiếu sự liên kết vùng.

Một lý do quan trọng nữa là việc triển khai công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng và trang thiết bị cũng còn chậm. Đơn cử, ngay tại Hà Nội, mặc dù được quy hoạch tới 17 khu xử lý chất thải từ năm 2014, song hiện mới chỉ có hai khu vực có nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng phát điện là Nam Sơn và Xuân Sơn, sẽ vận hành đầy đủ từ năm 2024.

Công nghệ phải phù hợp đặc trưng vùng miền

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, xác định công nghệ xử lý chất thải rắn phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ… Theo các đại biểu, đây là mục tiêu rất thách thức, đòi hỏi quyết tâm rất lớn để thực hiện.

Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Đặng Đình Tùng cho biết, trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt, không có một công nghệ duy nhất nào được coi là tối ưu. Việc lựa chọn công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng chất thải tại địa phương, loại rác thải, quy mô xử lý, nguồn lực kinh tế và môi trường. Việc ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần được xem xét, tính toán phù hợp với điều kiện đặc trưng của từng vùng miền, địa phương, theo xu thế công nghệ tái chế, tái sử dụng và tận dụng năng lượng, tài nguyên từ rác thải.

Về mặt quản lý nhà nước, ông Tùng cho biết, các bộ, ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình trọng điểm cấp quốc gia về liên quan đến bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, trong đó có công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm đánh giá, lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp; ban hành, hoàn thiện cơ chế khuyến khích đủ hấp dẫn để doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn gắn liền với các dự án đầu tư và nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ có quy mô lớn.

“Thành công trong quản lý rác thải yêu cầu sự phối hợp giữa Chính phủ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và cộng đồng. Việc tăng cường nhận thức trong cộng đồng rất quan trọng”, ông Tùng lưu ý.

Ở góc độ doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco Nguyễn Hữu Tiến đề xuất, để quản lý tốt việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cần áp dụng nguyên tắc hình tượng 5 bàn tay gồm chính quyền, người dân, cơ quan cung cấp dịch vụ, cơ quan cấp bộ và cơ quan truyền thông; và phải gắn kết chặt chẽ với nhau.

Đặc biệt, sản xuất từ nguyên liệu tái chế thường sẽ đắt hơn từ nguyên liệu nguyên sinh, nguyên liệu thông thường. Kinh nghiệm ở một số nước là họ có chính sách rất cụ thể cho sản phẩm tái chế vốn rất rộng với hàng trăm mã khác nhau. Ví dụ trong lĩnh vực tái chế nhựa, họ sẽ hỗ trợ ban đầu để cạnh tranh được trên thị trường, khi đứng vững sẽ dừng hỗ trợ và chuyển sang hỗ trợ sản phẩm mới.

“Tới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có những chính sách giá bán hoặc giá thành sản xuất và điều hành chính sách linh hoạt cho từng sản phẩm để những sản phẩm có nguồn từ tái chế có thể cạnh tranh bình đẳng được với những sản phẩm nguyên sinh, sản phẩm thông thường, có thể xem xét miễn thuế, như thuế giá trị gia tăng”, ông Tiến đề nghị.

Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.