Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Người dân phải là trung tâm trong sắp xếp đơn vị hành chính

"Người dân phải là trung tâm trong việc sắp xếp đơn vị hành chính. Sự đồng thuận của xã hội, của người dân là quyết định cho thắng lợi của việc sắp xếp", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

thuong-vu-2478-398.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Chiều 24.10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, thành phố.

Giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 233 đơn vị hành chính cấp xã

Tờ trình về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 21 tỉnh, thành phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày.

Theo đó, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp, thành lập đối với 18 ĐVHC cấp huyện và 487 ĐVHC cấp xã để hình thành 12 ĐVHC cấp huyện và 254 ĐVHC cấp xã mới của 21 tỉnh, thành phố, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái.

bo-truong-bo-noi-vu-pham-thi-thanh-tra1-1-5367-1054.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Sau sắp xếp, giảm 6 ĐVHC cấp huyện và 233 ĐVHC cấp xã. Trong đó, có 5 tỉnh, thành phố (Long An, Quảng Nam, Thanh Hóa, Kiên Giang, Hải Phòng) đề nghị không thực hiện sắp xếp 6 ĐVHC cấp huyện và 17 tỉnh, thành phố còn lại đề nghị không thực hiện sắp xếp 221 ĐVHC cấp xã.

Về tiêu chuẩn của các ĐVHC cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp, thành lập, có 10/12 ĐVHC cấp huyện mới hình thành sau sắp xếp đều đạt cả 2 tiêu chuẩn; 2/12 chưa đạt tiêu chuẩn diện tích tự nhiên. Có 92/254 ĐVHC xã đạt cả 2 tiêu chuẩn; 162/254 đơn vị chưa đạt 1 trong 2 tiêu chuẩn, trong đó có 1 đơn vị chưa đạt cả 2 tiêu chuẩn.

Tại các Đề án đã rà soát, thống kê số lượng trụ sở, tài sản công dôi dư sau sắp xếp. Theo đó: cấp huyện có 63 trụ sở dôi dư; cấp xã có 387 trụ sở dôi dư. UBND 21 tỉnh, thành phố đã xây dựng phương án chi tiết để xử lý số lượng trụ sở, tài sản công dôi dư theo đúng quy định…

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

Trình bày Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, về cơ bản, các ĐVHC thuộc diện bắt buộc sắp xếp đều được Chính phủ, chính quyền địa phương cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng. Qua đó, đã đề xuất thực hiện sắp xếp đối với số lượng lớn ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, kết hợp với việc sắp xếp, điều chỉnh địa giới các ĐVHC khác trên địa bàn để đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

chu-nhiem-uy-ban-phap-luat-hoang-thanh-tung-4-8706-7495.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Ảnh: Lâm Hiển

Ủy ban Pháp luật thấy rằng, việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã tại 21 tỉnh, thành phố cơ bản phù hợp với các quy hoạch có liên quan. Các ĐVHC sau sắp xếp cơ bản đều bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của việc sắp xếp theo quy định tại các Nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về dự thảo các Nghị quyết, Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành các Nghị quyết của các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa là ngày 1.1.2025; đối với Nghị quyết của 17 tỉnh còn lại là ngày 1.12.2024.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc sắp xếp các ĐVHC; đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Bộ Nội vụ và 21 tỉnh, thành phố đã quan tâm đến triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các địa phương tuyên truyền, làm rõ trong nội bộ việc sắp xếp các ĐVHC này là thực hiện theo chủ trương của Đảng, mục đích là để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động các ĐVHC, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đây là yêu cầu lớn nhất. Nếu sắp xếp ĐVHC mà gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp thì chúng ta không sắp xếp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, công tác thông tin, tuyên truyền là rất quan trọng, khi nhân dân càng nắm rõ thì sẽ càng ủng hộ, việc sắp xếp ĐVHC mới có kết quả.

Chủ tịch Quốc hội đồng thời, lưu ý, các trụ sở cơ quan cần phát huy sử dụng, không lãng phí, không bỏ qua, không để trống nhiều tháng, nhiều ngày; quan tâm giải quyết các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp.

Trong số 254 ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp có 104 đơn vị của 11 tỉnh, thành phố chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số theo quy định. Lưu ý vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ, chính quyền các tỉnh, thành phố rút kinh nghiệm trong việc xây dựng, phê duyệt các phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC của địa phương để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. Cái gì đã qua thì rút kinh nghiệm nhưng quan trọng là giải pháp tới đây để làm sao xử lý những vấn đề này, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu của các công tác sắp xếp ĐVHC.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Báo cáo giải trình, tiếp thu và cung cấp thông tin của Chính phủ, các bộ có liên quan và địa phương cũng đã có những điểm được làm rõ hơn và phù hợp với thực tế. Qua đó, đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc, trước mắt cho phép thực hiện việc sắp xếp đối với 104 ĐVHC của 11 tỉnh, thành phố chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số theo quy định như phương án Chính phủ đã trình theo thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết số 35.

Cùng với đó, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ có liên quan và chính quyền địa phương tiếp tục nghiên cứu xây dựng phương án sắp xếp phù hợp đối với các ĐVHC thuộc diện bắt buộc sắp xếp mà chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, xây dựng phương án và lộ trình hoàn thiện các điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện sắp xếp trong giai đoạn tiếp theo theo đúng quy định.

Tán thành thời điểm có hiệu lực thi hành của các Nghị quyết tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua đối với Nghị quyết của các tỉnh, thành phố có sắp xếp, điều chỉnh nhiều ĐVHC, trong đó có cả các ĐVHC cấp huyện thì cân nhắc có thể có hiệu lực muộn hơn để tạo điều kiện cho địa phương trong công tác chuẩn bị. Cụ thể, hiệu lực thi hành các Nghị quyết của các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa là ngày 1.1.2025; đối với Nghị quyết của 17 tỉnh còn lại là ngày 1.12.2024.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, một là, ưu tiên giải pháp giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, sớm ổn định hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn, hạn chế gây xáo trộn lớn đến đời sống của Nhân dân. Hai là, phải tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị. Ba là, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thay đổi giấy tờ.

Bốn là, phải có biện pháp tuyên truyền trước, trong và sau sắp xếp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc. "Người dân phải là trung tâm trong việc sắp xếp đơn vị hành chính. Sự đồng thuận của xã hội, của người dân là quyết định cho thắng lợi của việc sắp xếp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Thứ năm, trong sắp xếp ĐVHC, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu phải thực hiện đúng như bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí. Theo đó, các địa phương cần phải thận trọng trong các khâu, trên tinh thần bảo đảm yêu cầu hoạt động, tiết kiệm và nhanh chóng thực hiện theo đúng thời hạn đã đề ra.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Thường trực Ủy ban Pháp luật chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương hoàn thiện thủ tục ký xác nhận 21 nghị quyết để trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành trong tháng 10.2024. Đồng thời, dự thảo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình ký ban hành theo quy định, trong đó có tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Thời sự Quốc hội

Tổ 19 (Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung thêm một số đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với một số luật, dự thảo luật liên quan. 

ĐBQH Trần Văn Lâm Bắc Giang - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh dự án Luật Dữ liệu

Chiều nay, 24.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có ý kiến đề nghị cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh Luật Dữ liệu theo hướng luật dữ liệu quốc gia hay luật về cơ sở dữ liệu quốc gia, đối tượng áp dụng chỉ nên tập trung vào cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức trong nền kinh tế, trong xã hội mà việc thu thập dữ liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Ngày 24.10, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1236/NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Điện Biên.

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?
Thời sự Quốc hội

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?

Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) chiều nay, 24.10, nhiều đại biểu đề nghị, cần xác định rõ Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc cơ quan nào quản lý và định hướng về mô hình tổ chức, bộ máy và hoạt động của trung tâm.

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu thảo luận tổ
Thời sự Quốc hội

Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp

Thảo luận tại tổ 18 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các ĐBQH Đoàn Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh cho rằng, cần xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp có cuộc sống ở mức trung bình.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tiến độ, hiệu quả của Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chiều nay, 24.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Các đại biểu Quốc hội Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Hậu Giang) nhất trí việc quy định về Trung tâm Dữ liệu quốc gia trong Luật Dữ liệu, đồng thời đề nghị làm rõ hơn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động, tiến độ, hiệu quả của Trung tâm này. 

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Chính trị

Cân nhắc thận trọng với quy định về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu

Chiều 24.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu đề nghị việc xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia và Sàn giao dịch dữ liệu cần nghiên cứu thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng để quy định cho phù hợp, nhất là phải bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi
Thời sự Quốc hội

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi

Tại phiên họp tổ chiều 24.10, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề xuất bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng cho trẻ dưới 6 tuổi, để trẻ có cơ hội được can thiệp, điều trị với cơ hội sống cao hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.10.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.10.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 23.10.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ ba của Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan triển lãm chuyên đề “Nhật Báo Quốc hội”; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đón, hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Lào thăm Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Pahang, Lào
Chính trị

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Lào thăm Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Pahang, Lào

Ngày 23.10, tiếp tục chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Pahang, huyện Sop Bao, tỉnh Houaphanh (Lào). Về phía Lào do Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Chansamone Chanyalath làm trưởng đoàn.