Chủ dự án có CLB golf xây "chui" hàng nghìn m2 tại Đà Lạt kinh doanh ra sao?

Dù sở hữu khối tài sản cả nghìn tỷ đồng nhưng Hoàng Gia Đà Lạt lại kinh doanh khá “bết bát” với những khoản lỗ triền miên hàng trăm tỷ đồng. 

Vừa qua, UBND TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã yêu cầu xử lý nghiêm các sai phạm tại công trình xây dựng của dự án tòa nhà câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt.

Theo đó, UBND TP. Đà Lạt yêu cầu Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL chấp hành tự giác tháo dỡ các hạng mục xây dựng không phép, sai phép tại công trình xây dựng của dự án tòa nhà câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt.

Lộ diện ngân hàng “bơm tiền” cho dự án có CLB golf xây chui gần 8.000m2 tại Đà Lạt -0
Công trình xây dựng của dự án tòa nhà câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt.

Đồng thời, UBND TP. Đà Lạt xử phạt CTCP Hoàng Gia ĐL 130 triệu đồng về hành vi xây dựng sai phép với diện tích 3.300m2 và phạt 110 triệu đồng về hành vi xây dựng không phép diện tích 4.478m2.  

Theo tìm hiểu, CTCP Hoàng Gia ĐL là chủ đầu tư dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt. Dự án này được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 8.1991, chủ đầu tư là Công ty TNHH Khu nghỉ mát Đà Lạt (Công ty Đà Lạt).

Theo chấp thuận đầu tư ban đầu, dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt có quy mô sử dụng đất 71,5ha với tổng vốn đầu tư 842 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động dự án 50 năm, kể từ tháng 8.1991.

Chủ đầu tư được cho thuê đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi sân golf quốc tế 18 lỗ tại số 1 Phù Đổng Thiên Vương, TP. Đà Lạt, khách sạn Dalat Palace, khách sạn DuParc Dalat, biệt thự số 27A và số 27B Trần Hưng Đạo, TP. Đà Lạt.

Giai đoạn 2008-2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành hai quyết định cho Công ty Đà Lạt thuê đất để thực hiện dự án. Quy mô dự án cũng được điều chỉnh từ 71,5ha xuống còn 62,4ha. Trong đó, có 0,32ha là đất thương mại dịch vụ, 32,5ha đất sân golf và 29,6ha đất rừng phòng hộ nội ô.

Đến năm 2013, Công ty Đà Lạt bị thâu tóm bởi Công ty Danao Limited của doanh nhân người Thái Lan Yun Praset.

Theo giấy chứng nhận thay đổi lần thứ ba vào tháng 11.2013, 4 cá nhân được Danao Limited ủy quyền đại diện phần vốn góp tại Công ty Đà Lạt, gồm: Ông Yun Praset đại diện 32,451% vốn góp; ông Phan Đạo với 24,045% vốn góp; ông Ngô Quang Hùng 19,925% vốn góp và ông Dương Đình Khoa 24,579% vốn góp. 

Sau khi Công ty Đà Lạt chuyển đổi thành CTCP Khu nghỉ mát Đà Lạt, rồi tiếp đó đổi tên thành CTCP Hoàng Gia ĐL như hiện nay, cơ cấu cổ đông của chủ đầu tư có nhiều thay đổi và dự án đã được điều chỉnh.

Theo giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ chín vào tháng 7.2018, ba cá nhân tại TP.HCM đã nhận chuyển nhượng 100% vốn góp tại CTCP Hoàng Gia ĐL.

Đó là bà Dương Trương Thiên Lý (SN 1989, ngụ Q. Bình Thạnh) nắm 78% vốn góp, bà Nguyễn Thị Kim Phượng (SN 1971, ngụ Q. Bình Thạnh) nắm 11% vốn góp và ông Nguyễn Hoàng Vũ (SN 1985, ngụ Q. Bình Tân) nắm giữ 11% vốn góp.

Từ đề nghị của CTCP Hoàng Gia ĐL, tháng 8.2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản thống nhất bổ sung hạng mục, chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc toà nhà câu lạc bộ golf tại dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt.

Đến tháng 6.2022, tổng mức đầu tư dự án này tăng lên 2.000 tỷ đồng, gồm 848 tỷ đồng vốn góp của các nhà đầu tư và 1.152 tỷ đồng vốn vay.

Sau đó, CTCP Hoàng Gia ĐL tiếp tục xin điều chỉnh mục tiêu, quy mô và tiến độ thực hiện dự án. Tổng mức đầu tư dự án được doanh nghiệp này xin tăng từ 2.000 tỷ đồng lên 4.200 tỷ đồng.

Đánh giá về năng lực tài chính của CTCP Hoàng Gia ĐL vào tháng 9.2022, Sở Tài chính Lâm Đồng cho biết, vốn góp nhà đầu tư tại thời điểm ngày 31.12.2021 của doanh nghiệp này là 848 tỷ đồng.

Về vốn huy động, CTCP Hoàng Gia ĐL cho hay sẽ vay 3.352 tỷ đồng để thực hiện dự án. Thực tế, đến tháng 8.2022, chủ đầu tư này đã sử dụng 27,6 tỷ đồng để triển khai xây dựng.

Theo Sở Tài chính Lâm Đồng, để được điều chỉnh dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt, CTCP Hoàng Gia ĐL phải đảm bảo huy động vốn thêm 3.324,4 tỷ đồng.

Tháng 9.2022, một ngân hàng có hai văn bản đồng ý xem xét cấp tín dụng cho CTCP Hoàng Gia ĐL lần lượt hạn mức 1.655 tỷ đồng và 1.670 tỷ đồng.

Trong đó, khoản tín dụng 1.670 tỷ đồng được cấp vào mục đích đầu tư xây dựng Khu nghỉ mát Đà Lạt và công viên giải trí chuyên đề, bãi đậu xe kết hợp trung tâm thương mại ngầm.

Hoàng gia ĐL Thua lỗ triền miên 
Đi sâu về mối liên hệ giữa Hoàng Gia ĐL và Nam Á Bank có thể thấy, Tháng 4.2016, bà Dương Trương Thiên Lý đầu tư vào Hoàng Gia ĐL nắm giữ 78% vốn điều lệ và trở thành chủ sở hữu tổ hợp khách sạn, sân golf Đà Lạt. Ông Trần Khải Hoàn và bà Đào Thị Hiền mỗi người nắm giữ 11% vốn điều lệ. Vốn điều lệ của công ty này là 848 tỷ đồng.

Theo công bố thông tin gần nhất (tháng 9.2019), bà Dương Trương Thiên Lý là cổ đông lớn nhất sở hữu 78% cổ phần (giá trị hơn 661 tỷ đồng). Hai cá nhân còn lại là ông Nguyễn Hoàng Vũ và bà Nguyễn Thị Kim Phượng sở hữu lần lượt 11% cổ phần.

Ông Nguyễn Hoàng Vũ cũng đồng thời đứng tên đại diện pháp luật cho vài công ty có liên quan tới Tập đoàn Hoàn Cầu: Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Đà Lạt.

Lộ diện ngân hàng “bơm tiền” cho dự án có CLB golf xây


Dù sở hữu khối tài sản cả nghìn tỷ đồng nhưng Hoàng Gia Đà Lạt lại kinh doanh khá “bết bát” với những khoản lỗ triền miên hàng trăm tỷ đồng. Doanh thu cũng không thể bứt lên, mức cao nhất ghi nhận vào năm 2019 cũng chưa đến 150 tỷ đồng.

Giai đoạn 2018-2020, các khoản lỗ của Hoàng Gia ĐL liên tục bị đào sâu qua từng năm từ 90,9 tỷ năm 2018 lên 134,8 tỷ năm 2019 và 176,1 tỷ năm 2020. Kéo theo đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này cũng bị ăn mòn hết, thậm chí âm đến 360 tỷ đồng vào cuối năm 2020.

Có thể thấy, quy mô tài sản bị thu hẹp qua từng năm chủ yếu do các khoản lỗ ăn mòn vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, nợ phải trả gần như không thuyên giảm và thường xuyên duy trì trên mức 1.500 tỷ đồng trong suốt 4 năm từ 2017 - 2020. 

Kinh tế

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên
Kinh tế

Lào Cai: Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư Dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành quyết định số số 1023/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả mời quan tâm dự án Nhà ở xã hội khu Lâm Viên, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai. Nhà đầu tư được chọn là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công nghệ cao - VITC có trụ sở chính tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Báo cáo viên Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính và Trật tự Xã hội hướng dẫn sử dụng ứng dụng Công dân số Tp. Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp

Củng cố “lá chắn” phòng chống tội phạm trên không gian mạng

Nhận thức rõ cán bộ ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong công tác phối hợp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; là “lá chắn” trong nhận biết và báo cáo kịp thời các hành vi lừa đảo, Agribank đã và đang tăng cường nâng cao công tác tập huấn cho cán bộ nhân viên, củng cố “lá chắn” vững chắc bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
Kinh tế

Hoa Kỳ áp thuế đối ứng - tác động đến Việt Nam và kiến nghị

Trong bối cảnh chính sách "Nước Mỹ trên hết", quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam gây ra nhiều lo ngại cho nền kinh tế Việt Nam. Đây không chỉ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy sâu sắc hơn cho cán cân thương mại, đầu tư và đời sống người tiêu dùng.

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế
Kinh tế

Quan trọng nhất vẫn là không ngừng hoàn thiện thể chế

Dù kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, song khu vực này vẫn gặp nhiều rào cản do các bất cập trong hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh. Việc cải cách thể chế, xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng và đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Ngoài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Eximbank còn ưu đãi dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Sự biến động tỷ giá, lãi suất, chi phí gia tăng - mỗi yếu tố đều có thể tạo ra những rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Cần lộ trình hợp lý

Tại tọa đàm "Thuế tiêu thụ đặc biệt về ngành nước giải khát" chiều ngày 4.4, có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh rủi ro quốc tế gia tăng, nhất là mới đây Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế 46% với hàng Việt Nam, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, việc tăng thuế cần được cân nhắc kỹ lưỡng tránh làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo
Kinh tế

Sớm triển khai AI vào quy trình xuất khẩu

Tại Hội thảo "Phát triển chuỗi cung ứng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xuất khẩu xuyên biên giới" do LITA Network và Vinexad tổ chức ngày 4.4, các chuyên gia nhấn mạnh, xuất khẩu xuyên biên giới là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường. Để tận dụng tối đa cơ hội này, doanh nghiệp cần bắt tay ứng dụng AI vào quy trình xuất khẩu.

Phó tổng FPT Retail chia sẻ vai trò của phái nữ trong phát triển kinh tế bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Kinh tế

Phó tổng FPT Retail chia sẻ vai trò của phái nữ trong phát triển kinh tế bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vào ngày 03.04.2025, nhân chuyến thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.