Chính sách đối với người lao động dôi dư trong các công ty, doanh nghiệp Nhà nước

Tôi muốn biết những người lao động dôi dư trong các công ty, doanh nghiệp nhà nước được hưởng các chính sách như thế nào? – Câu hỏi của bạn Đỗ Minh Khoa đến từ Vĩnh Long.

Chính sách đối với người lao động dôi dư trong các công ty, doanh nghiệp Nhà nước -0
Ảnh minh hoạ/INT

Với câu hỏi này, Luật sư Hoàng Văn Chiển (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) tư vấn như sau:

Ngày 29.11.2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2022/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Các chính sách đối với người lao động dôi dư được quy định như sau:

Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21.4.1998 hoặc trước ngày 26.4.2002

Theo Điều 3, Nghị định số  97/2022/NĐ-CP, người lao động dôi dư quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 2, Nghị định số 97/2022/NĐ-CP được hưởng chính sách như sau:

Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 tuổi đến đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:

- Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2, Điều 169, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;

- Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2, Điều 169, Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4, Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:

+ Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều, 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4, Nghị định 135/2020/NĐ-CP nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.

Tổng số tiền Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu bằng tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động của tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu.

Người lao động dôi dư quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2, Nghị định số 97/2022/NĐ-CP không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại (1), (2), (3) thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

+ Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47, Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 , Điều 8  Nghị định số 145/2020/NĐ-CP;

+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,05 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.

Người lao động dôi dư quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2, Nghị định số 97/2022/NĐ-CP không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại (1), (2), (3) thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

- Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46, Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1, Điều 8, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

- Hỗ trợ khoản tiền bằng 0,2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.

Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21.4.1998 hoặc từ ngày 26.4.2002 trở về sau.

Người lao động dôi dư quy định tại điểm c và d khoản 1, Điều 2, Nghị định số 97/2022/NĐ-CP được hưởng chính sách như sau:

- Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47, Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2, Điều 8, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4, Điều 1, Nghị định số 97/2022/NĐ-CP.

- Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều , luật Lao động 2019 và khoản 1, Điều 8, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP. (Điều 4, Nghị định số 97/2022/NĐ-CP).

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.