Bộ GD-ĐT bỏ hẳn xét tuyển sớm từ mùa tuyển sinh đại học 2025

Chiều 15.2, trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT đã có quyết định về các điểm mới, sửa đổi trong Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Thông tư này sẽ áp dụng từ mùa tuyển sinh 2025. Trước đó, Dự thảo Thông tư đã được lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ các chuyên gia cũng như dư luận.

Theo đó, Bộ GD-ĐT quyết định bỏ hẳn xét tuyển sớm (chỉ xét tuyển thẳng theo quy chế) từ mùa tuyển sinh 2025. Nếu dùng kết quả học tập THPT (học bạ) để xét tuyển thì phải sử dụng cả kết quả của cả năm học lớp 12.

Một điểm mới khác sẽ chính thức được áp dụng là các cơ sở đào tạo phải quy đổi tương đương điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển. Các trường có thể quy đổi kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ (theo danh mục của Quy chế thi tốt nghiệp THPT) thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển.

Ngoài ra, điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng), đồng thời tổng điểm xét tuyển của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa.

Tại Quy chế mới, Bộ GD-ĐT cũng bỏ yêu cầu về việc mỗi ngành/chương trình đào tạo chỉ có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, tại Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non quy định từ năm 2026, các môn chung giữa các tổ hợp xét tuyển sẽ chiếm tối thiểu 50% trọng số điểm xét tuyển.

z6097551461170-8fdfc8acddc1d091f4e18a550dc7f5e8jj.jpg
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Trần Hiệp)

Trước đó, tại Dự thảo Thông tư ban hành tháng 11.2024, Bộ GD-ĐT quy định việc xét tuyển sớm giới hạn chỉ tiêu khoảng 20%. Tuy nhiên, khi tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, Bộ GD-ĐT quyết định loại bỏ xét tuyển sớm. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy phân tích, giai đoạn trước đây, các trường đại học thường dành quá nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển sớm, trong khi đó chưa có những phân tích, căn cứ và minh chứng khoa học để đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức, tổ hợp xét tuyển cho một ngành đào tạo.

Khi Bộ GD-ĐT ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đã nhận được rất nhiều ý kiến về vấn đề xét tuyển sớm. Hầu hết chuyên gia đều cho rằng không nên tổ chức xét tuyển sớm, bởi tất cả nguyện vọng của thí sinh cuối cùng vẫn phải nhập lên hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT, thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng duy nhất, cao nhất có thể trong năng lực của mình, dù tham gia xét tuyển sớm hay không.

Xét tuyển sớm mang đến gánh nặng về nguồn lực đối với các nhà trường, đồng thời cũng là gánh nặng đối với thí sinh khi các em phải nộp hồ sơ rất vất vả ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội, dù cơ hội đó vẫn được dành cho các em ngay trong đợt xét tuyển chung, khi được đặt số lượng nguyện vọng không giới hạn.

img-0677.jpg
PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT

Liên quan đến thay đổi trong việc điểm xét tuyển, trúng tuyển của thí sinh phải được quy đổi tương đương giữa các phương thức, các tổ hợp xét tuyển và các trường sẽ lấy từ cao xuống thấp, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết điều này nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển.

"Cuối cùng, chúng ta phải lựa chọn thí sinh trúng tuyển dựa vào năng lực, phẩm chất, kỹ năng của các em. Những bạn giỏi hơn sẽ trúng tuyển trước, không phụ thuộc vào chỉ tiêu của một phương thức cụ thể nào", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.

Việc các trường đại học xét tuyển bằng học bạ phải dùng kết quả học tập của cả năm lớp 12 của thí sinh, thay vì dùng điểm 3 đến 5 kỳ học như trước đây cũng là thay đổi rất quan trọng, để các em không lơ là học tập ở năm lớp 12, nhất là học kỳ hai. Thí sinh vẫn phải hoàn thành thật tốt việc học để có điểm tổng kết tốt trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bộ GD-ĐT đánh giá thay đổi này sẽ góp phần tích cực, ảnh hưởng trở lại tới việc học tập ở bậc THPT của học sinh.

Giáo dục

Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu
Giáo dục

Đề tài về cây Dong riềng đỏ đưa nam sinh vào chung kết cuộc thi nghiên cứu khoa học toàn cầu

Với đề tài nghiên cứu về công dụng của loài cây Dong riềng đỏ trong chữa bệnh, Phạm Viết Hà Quảng (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội) đã xuất sắc vào top cao tại Vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện nghiên cứu khoa học toàn cầu - InSPiR2eS Global Pitching Research Competition (IGPRC).

Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ
Giáo dục

Lần đầu tiên một trường đại học Việt Nam miễn học phí, cấp sinh hoạt phí cho người học thạc sĩ, tiến sĩ

Với Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học” của Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, lần đầu tiên tại Việt Nam, học viên cao học và nghiên cứu sinh được miễn học phí, hưởng sinh hoạt phí hàng tháng cùng nhiều quyền lợi vượt trội khác.

Hà Nội: Khẩn trương tìm giải pháp quản lý về dạy thêm, học thêm tránh thiệt thòi cho học sinh, giáo viên
Giáo dục

Hà Nội: Khẩn trương tìm giải pháp quản lý về dạy thêm, học thêm tránh thiệt thòi cho học sinh, giáo viên

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở đang khẩn trương xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm (theo Thông tư 29) trình UBND thành phố ban hành với những nội dung cụ thể nhằm đưa vấn đề này vào nền nếp, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm.

Không dạy thêm, học thêm, trường học phối hợp phụ huynh quản lý học sinh
Giáo dục

Không dạy thêm, học thêm, trường học phối hợp phụ huynh quản lý học sinh

Bên cạnh ban hành văn bản chỉ đạo triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực thi hành từ 14.2, các địa phương cũng yêu cầu các nhà trường tăng cường các hoạt động câu lạc văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao...; phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc quản lý học sinh trong thời gian không học tập tại trường.

Thông tư 29: Giáo viên "chật vật" với việc đăng ký kinh doanh dạy thêm
Giáo dục

Thông tư 29: Giáo viên "chật vật" với việc đăng ký kinh doanh dạy thêm

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm quy định giáo viên phải đăng ký kinh doanh để dạy thêm ngoài trường học, đảm bảo tính hợp pháp và quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động dạy thêm. Tuy vậy, nhiều giáo viên gặp khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh do các thủ tục phức tạp và thời gian xử lý kéo dài.

Hà Nội: Quận Ba Đình tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy
Giáo dục

Hà Nội: Quận Ba Đình tăng cường, bồi dưỡng tập huấn ứng dụng AI trong giảng dạy

Khảo sát thực hiện trên 2.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện đang công tác tại các phòng ban, điểm trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội cho thấy 78,3% giáo viên và cán bộ sử dụng công nghệ hàng ngày trong công việc, nhưng chỉ 62,3% từng ứng dụng AI vào giảng dạy.

Những vấn đề giáo dục mới nhất tuần qua
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục mới nhất tuần qua

Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, bỏ xét tuyển sớm đại học, điểm mới nhất trong thi đánh giá năng lực năm 2025, những lưu ý quan trọng khi xét tuyển vào trường ĐH Ngoại thương năm 2025... là những vấn đề mới nhất trong giáo dục tuần qua.