Chiều 2.6, diễn ra Tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm”

16h chiều ngày 2.6.2023, Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tổ chức Tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm”, nhằm ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp về những bài học kinh nghiệm rút ra sau những vụ việc vừa qua trên thị trường bảo hiểm nhân thọ.

Chiều mai (2.6), diễn ra Tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm” -0

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự trưởng thành của ngành cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Hàng năm, ngành bảo hiểm chi trả hàng chục nghìn tỷ đồng tiền bồi thường và quyền lợi bảo hiểm cho các cá nhân, doanh nghiệp gặp rủi ro, góp phần ổn định ngân sách nhà nước. Đây cũng là kênh huy động vốn trung và dài hạn đầu tư trở lại nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho hơn 1 triệu lao động (gồm cán bộ nhân viên và đại lý bảo hiểm), góp phần ổn định an sinh xã hội. Trong đà phát triển của nền kinh tế hiện nay, ngành bảo hiểm ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với đời sống kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng của thị trường bảo hiểm cũng làm xuất hiện những bất cập. Gần đây nhất là các vụ việc nổi cộm liên quan đến bảo hiểm nhân thọ như tư vấn viên bảo hiểm không rõ ràng khiến khách hàng mất tiền, hiện tượng ép người vay ngân hàng mua bảo hiểm, gửi tiền ngân hàng lại biến thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ… Những thông tin không tích cực về việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khiến những người đã mua bảo hiểm hoang mang; còn người chưa mua thì cảnh giác, dè chừng.

Trong các báo cáo công tác dân nguyện những tháng gần đây của Ban Dân nguyện và Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Năm của Quốc hội Khóa XV đã cho thấy, cử tri lo lắng về việc những người đầu tư bảo hiểm có thể gặp rủi ro và đề nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước, có chế tài đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi của người dân khi tham gia ký kết các hợp đồng bảo hiểm... Từ đó, đặt ra yêu cầu các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý phải rà soát các quy định pháp luật hiện hành và điều chỉnh công cụ quản lý để thị trường bảo hiểm phát triển bền vững hơn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm” - tọa đàm do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, sẽ ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý, các doanh nghiệp về những bài học kinh nghiệm rút ra sau những vụ việc vừa qua trên thị trường bảo hiểm nhân thọ; đồng thời thảo luận về các giải pháp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người mua bảo hiểm.

Tham dự Toạ đàm có các khách mời:

- Đại diện Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Đại diện Ủy ban Kinh tế;

- Đại diện Ủy ban Pháp luật;

- Đại diện Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính;

- Đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam;

- Đại diện Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC).

Xã hội

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025
Xã hội

15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ ngày 1.1.2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025. Theo đó, sẽ có 15 hạng giấy phép lái xe gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E và D2E.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Ngành dân số sắp có logo mới
Đời sống

Ngành dân số sắp có logo mới

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải cuộc thi và góp ý về việc sử dụng mẫu logo mới cho ngành dân số trong tình hình mới.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Buôn Ma Thuột. Chứng kiến Buôn Ma Thuột đổi thay từng ngày, vươn lên thành đô thị hiện đại, đời sống người dân được nâng lên là niềm vui chung của cả Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân nơi đây. 

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Để thực hiện có hiệu quả công tác dân số trong thời gian tới, theo các chuyên gia, cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số, nhất là nâng cao chất lượng dân số, vì mục tiêu sức khỏe, hạnh phúc của người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.