Xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ Hoa Lư (Ninh Bình)

Chiến lược đột phá, cơ chế đặc thù

Ninh Bình đặt mục tiêu xây dựng thành phố Hoa Lư (trên cơ sở sáp nhập thành phố Ninh Bình hiện nay với huyện Hoa Lư) trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ. Để hiện thực hóa mục tiêu này, cần có cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy giá trị nổi bật, riêng có về văn hóa - lịch sử của vùng đất Cố đô Hoa Lư và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.

Cơ chế, chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28.7.2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong tổng diện tích hơn 21.000ha đô thị Ninh Bình thì Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An chiếm khoảng 12.000ha (57%), trong đó vùng lõi di sản là 6.000ha với điển hình nhất là Cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền ở Việt Nam.

Ngày 12.12, tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị khoa học "Bàn về đô thị di sản thiên niên kỷ và hàm ý chính sách cho tỉnh Ninh Bình" nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để thúc đẩy hoàn thiện thể chế, chính sách về đô thị di sản nói chung, đô thị di sản thiên niên kỷ Ninh Bình nói riêng.

Nhấn mạnh, cơ cấu lại đơn vị hành chính nhưng không phá vỡ tính chất đô thị di sản, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn khẳng định, sau khi sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, sẽ xây dựng thành phố Hoa Lư trở thành đô thị di sản thiên niên kỷ, nằm trong mục tiêu chung đưa tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 đạt cơ bản tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi hình thành đô thị di sản, Ninh Bình mong muốn được hội nhập với mạng lưới đô thị di sản trong và ngoài nước, thúc đẩy kiến tạo các cơ chế, chính sách đặc thù. Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung xây dựng khung phân tích về đô thị di sản và kế hoạch hành động.

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được phê duyệt, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ được hợp nhất trở thành thành phố Hoa Lư. Nghĩa là gần như toàn bộ phạm vi quy hoạch chung đô thị Ninh Bình sẽ trở thành thành phố Hoa Lư trong tương lai và thành phố mới sẽ có gần 30% diện tích là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Dựa trên tiềm năng về thiên nhiên - văn hóa - lịch sử, Ninh Bình đề ra mục tiêu xây dựng thành phố Hoa Lư là đô thị di sản thiên niên kỷ. Nhằm phát huy và khai thác hết tiềm năng, thế mạnh để sớm đạt mục tiêu này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho rằng, cần có cơ chế, chính sách đủ mạnh và phù hợp. Bởi, “cơ chế, chính sách có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là công cụ hỗ trợ, khuyến khích, động viên, thúc đẩy, phát huy nội lực, huy động được tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển”.

Các nhóm cơ chế, chính sách ông Phạm Quang Ngọc đề xuất liên quan đến công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao... Đặc biệt là nhóm cơ chế, chính sách về bảo tồn và trùng tu, phát huy giá trị di tích lịch sử, di sản. “Đây được xem là nhóm cơ chế, chính sách đặc thù có tính chất lâu dài, bền vững nhằm phát triển ổn định, cân đối, hài hòa, dựa trên nguyên tắc vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, vừa tạo động lực, đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, ông Phạm Quang Ngọc nhấn mạnh. Trong đó chú trọng không gian hợp lý để bảo vệ các vùng di sản, di tích lịch sử hiện có, phục hồi các khu vực di tích lịch sử quan trọng, khai thác phát triển kinh doanh dịch vụ một cách hợp lý đối với các khu vực di sản, di tích khác. Xem xét hài hòa giữa phát triển đô thị mới với bảo vệ làng mạc, khu dân cư, cảnh quan thiên nhiên, yếu tố phong thủy… là những thành phần tạo nên đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ.

Cần hành động “thực sự nghiêm túc”

Bàn về đô thị di sản thiên niên kỷ và hàm ý chính sách cho tỉnh Ninh Bình tại hội nghị khoa học ngày 12.12, từ nghiên cứu thực tiễn Việt Nam một thời gian dài, PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục, Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An - Ninh Bình là di sản thế giới hỗn hợp, đáp ứng tổng hòa các nội dung cốt lõi của hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ, đủ nền tảng và giá trị khoa học để phát triển tiếp nối hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ Tràng An vào tổ chức đô thị và đời sống đương đại. Càng đặc biệt hơn khi cố đô Hoa Lư được công nhận di sản thế giới, có vai trò to lớn và ý nghĩa chủ quyền, bản sắc văn hóa đối với quốc gia, mang đến cảm giác tự tôn dân tộc, thúc đẩy chủ quyền quốc gia.

Vấn đề là chúng ta diễn giải thế nào về hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ Tràng An trong các chiến lược phát triển đột phá hiện nay của tỉnh Ninh Bình? Liệu động lực của hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ có tạo nội lực và cơ hội để đưa Ninh Bình lên thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố di sản thiên niên kỷ? Liệu có thể gắn các chuỗi giá trị gia tăng cao về hàm lượng trí thức, văn hóa, giáo dục, sáng tạo, nghệ thuật... vào phát triển Ninh Bình? Các sản phẩm tinh thần và đổi mới hệ sinh thái phát triển - cấu trúc kinh tế lõi của đô thị di sản thiên niên kỷ (dựa trên kinh tế di sản và kinh tế sáng tạo) sẽ bắt đầu từ đâu?

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An chiếm gần 30% diện tích đô thị di sản thiên niên kỷ Hoa Lư tương lai - Ảnh: Bình Nguyễn
Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An chiếm gần 30% diện tích đô thị di sản thiên niên kỷ Hoa Lư tương lai. Ảnh: Bình Nguyễn

“Những câu hỏi này buộc chúng ta phải trả lời bằng chính sách, hành động chiến lược đột phá và cơ chế hợp nhất liên ngành trong phát triển, thật sự nghiêm túc”, PGS.TS.KTS. Nguyễn Hồng Thục nói.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, trước hết, làm rõ nội hàm của đô thị di sản thiên niên kỷ mà Ninh Bình cần theo đuổi, để làm căn cứ xây dựng các tiêu chí tham gia vào mạng lưới thành phố sáng tạo. GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam gợi mở nên mở rộng tối đa khảo cổ học đô thị để phục dựng, làm sống lại toàn bộ đô thành Hoa Lư thời quốc gia Đại Việt. TS.KTS. Trần Quốc Thái, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng góp ý, Ninh Bình nên gắn kết phát triển đô thị với bảo tồn, phát triển di sản văn hóa, với kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch văn hóa...

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn khẳng định, việc Ninh Bình lựa chọn phát triển đô thị di sản ở thời điểm hiện nay là đúng, trúng và phù hợp với thực tiễn. Trong vùng đồng bằng sông Hồng, thường chỉ nói đến các đô thị lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. Tuy nhiên, khi tiếp cận dưới góc độ di sản, Ninh Bình lại có cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiềm năng khác biệt. Di sản chính là động lực, tiềm năng mới để Ninh Bình phát triển đô thị.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.