Chia sẻ quy trình, công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tiên tiến

Hơn 200 đại biểu trong nước và quốc tế dự hội nghị “Thúc đẩy phát triển sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam” do Cục Bảo vệ thực vật tổ chức ngày 24.7 tại TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ quy trình, công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tiên tiến -0
Hội nghị ghi dấu ấn nỗ lực của Cục Bảo vệ thực vật trong việc thúc đẩy hợp tác về phát triển sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giữa các đối tác trong ngành

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết, hội nghị nhằm tăng cường trao đổi thông tin khoa học, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật với các doanh nghiệp trên thế giới; thúc đẩy hợp tác phát triển sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan quản lý hóa chất nông nghiệp Trung Quốc (ICAMA), thu hút sự tham dự của các đơn vị sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài nước, các chuyên gia của Trung Quốc, của Hiệp hội CropLife Việt Nam và Hội doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) - cho thấy nỗ lực của Cục Bảo vệ thực vật trong việc thúc đẩy hợp tác về phát triển sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giữa các đối tác trong ngành.

“Đây là cơ hội rất tốt để các nhà quản lý, các doanh nghiệp trao đổi, hợp tác, hướng tới sản xuất các thuốc bảo vệ thực vật chất lượng cao, ít độc hại, an toàn với con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường; từ đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và có giá trị kinh tế cao”, Cục trưởng Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh.

Chia sẻ quy trình, công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tiên tiến -0
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt phát biểu khai mạc hội nghị

Cả nước hiện có 96 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, năm 2023 ngành nông nghiệp Việt Nam khép lại bằng những con số ấn tượng: kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 53 tỷ USD, thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%.

Trong đó, một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: rau quả 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%; điều 3,63 tỷ USD tăng 17,6%.

Như vậy, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

“Để đạt được các kết quả trên việc đảm bảo vật tư nông nghiệp đầu vào là một trong những yếu tố hết sức quan trọng mà trong đó phải kể đến giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công tác phòng chống sinh vật gây hại bảo vệ sản xuất”, Cục trưởng Huỳnh Tấn Đạt nói.  

Theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam là một trong những ngành sản xuất còn non trẻ và chỉ phát triển mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt sau khi Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được ban hành và có hiệu lực năm 2015.

Cả nước hiện có 96 cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật với công suất hơn 300.000 tấn/năm và sản xuất được 30 dạng thuốc, bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật cho biết.

Chia sẻ quy trình, công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tiên tiến -0
Bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Thuốc bảo vệ thực vật, trình bày tại hội nghị

Đáng chú ý, các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất được các hoạt chất. Việt Nam hiện chỉ có 1 cơ sở có sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật hóa học, công suất khoảng 50 tấn/năm và chỉ dùng cho tiêu thụ nội địa, không xuất khẩu.

Bên cạnh đó, quy mô công suất của các cơ sở sản xuất hầu hết ở mức thấp; chủ yếu sản xuất các dạng thuốc, dung môi yêu cầu kỹ thuật đơn giản; chưa có cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học chuyên hóa và quy mô lớn. Việc các cơ sở sản xuất phân bố không đồng đều trong nước cũng làm gia tăng chi phí vận chuyển.  

Về định hướng phát triển thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian tới, bà Bùi Thanh Hương cho biết, sẽ khuyến khích phát triển thuốc bảo vệ thực vật sinh học; tiếp tục rà soát, loại bỏ các thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái và môi trường. 

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truy xuất nhanh nguồn gốc thuốc; ứng dụng công nghệ sản xuất mới; khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học; nâng cao chất lượng, sản xuất các thuốc an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường, các thuốc sinh học...

Cần 301 triệu USD và 12 năm để đưa một hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật ra thị trường

Tại hội nghị, các chuyên gia của Cơ quan Quản lý hóa chất nông nghiệp Trung Quốc (ICAMA), của Hiệp hội CropLife Việt Nam, Hội doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) đã chia sẻ bức tranh tổng quan về việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trên toàn cầu cũng như một số mô hình cụ thể về quy trình phát hiện, phát triển, sản xuất, đăng ký và bảo đảm an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Đặng Văn Bảo, Chủ tịch CropLife Việt Nam cho biết, hàng năm các công ty thành viên của Croplife luôn dành một khoản đầu tư đáng kể cho các hoạt động R&D để cập nhật và giới thiệu những giải pháp bảo vệ thực vật tiên tiến, hiệu quả hơn, an toàn hơn và với giá thành hợp lý hơn. Trong đó, riêng chi phí đầu tư vào các hoạt động R&D thuốc bảo vệ thực vật sinh học đã tăng từ 16 triệu USD lên 26 triệu USD, tức là tăng 62,5% so với mức của nghiên cứu trước đó.

Chủ tịch CropLife Việt Nam dẫn một báo cáo phát hành đầu năm nay, theo đó, kết quả khảo sát với 5 tập đoàn về thuốc bảo vệ thực vật hàng đầu thế giới - cũng là những thành viên của CropLife cho thấy: để đưa một hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật ra thị trường cần trung bình 301 triệu USD và mất 12,3 năm.

“Nghĩa là nếu một sản phẩm thuốc hiện nay đang trong giai đoạn phát triển thì nó sẽ được giới thiệu ra thị trường vào khoảng năm 2036”.

Theo Chủ tịch CropLife Việt Nam, con số này đã tăng lên đáng kể so với giai đoạn khảo sát trước đó. “Nếu xét riêng về chi phí thì chi phí hiện tại đã tăng 25 lần so với mức đầu tư của 20 năm trước là dưới 200 triệu USD”.

Chia sẻ quy trình, công nghệ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tiên tiến -0
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Huỳnh Tấn Đạt (thứ 6 từ trái qua) và Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam Đặng Văn Bảo (thứ 6 từ phải qua) cùng các đại biểu, chuyên gia dự hội nghị

Bên cạnh đó, thời gian và chi phí dành cho các bước đánh giá an toàn và đăng ký chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thời gian và chi phí để giới thiệu một hoạt chất bảo vệ thực vật mới.

“Việc đăng ký sản phẩm tiêu tốn khoảng 42 triệu USD, chiếm khoảng 13,9% tổng chi phí trong giai đoạn 2014 – 2019, cho thấy phần chi phí dành cho đăng ký luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí để đưa một sản phẩm ra thị trường theo suốt lịch sử của nghiên cứu này. Nhìn chung, chi phí đăng ký đã tăng hơn 3 năm so với năm 1995”.

Thêm vào đó, theo nghiên cứu trước đó cho giai đoạn 2010 – 2014, chi phí trung bình cho việc tổng hợp và lên công thức thuốc thuộc hoạt động R&D đã tăng khoảng 31,6% lên 64 triệu USD, khiến đây trở thành công đoạn chiếm tỷ lệ đầu tư chi phí cao nhất trong giai đoạn R&D một sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật mới.

Tiếp theo đó là giai đoạn thử nghiệm đồng ruộng tăng 23,9%, ở mức khoảng 58 triệu USD.

“Những số liệu này đã minh chứng cho cam kết của CropLife và các thành viên trong việc không ngừng đổi mới để đưa ra thị trường những giải pháp tiên tiến, hiệu quả và phù hợp nhất, cũng như mức độ đầu tư của chúng tôi cho các hoạt động R&D trong lĩnh vực bảo vệ thực vật đang ngày một tăng lên”, Chủ tịch CropLife Việt Nam Đặng Văn Bảo nhấn mạnh.

Đồng thời, số liệu này cũng cho thấy tầm quan trọng việc sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật một cách phù hợp, khoa học và trách nhiệm để tối ưu hoá hiệu lực của các sản phẩm đã được phê duyệt, hạn chế khả năng hình thành tính kháng từ đó kéo dài tuổi thọ và vòng đời sản phẩm.

"Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ủng hộ một cơ chế chính sách khoa học, cởi mở hơn về quản lý và đăng ký các giải pháp bảo vệ thực vật, đặc biệt là các sản phẩm bảo vệ thực vật tiên tiến. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng ứng dụng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của Chính phủ, tạo động lực cho quá trình nghiên cứu và phát triển của các công ty như các thành viên CropLife; quan trọng hơn, giúp rút ngắn thời gian các công nghệ mới tới tay bà con nông dân, thêm công cụ giúp họ phòng trừ và quản lý dịch hại một cách an toàn, hiệu quả", Chủ tịch CropLife chia sẻ.

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, giai đoạn 2020 - 2023, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình cả nước tiếp tục có xu hướng giảm dần: từ 3,81 kg/ha năm 2020 giảm xuống 3,21 kg/ha năm 2023.

Báo cáo của đại diện Cơ quan quản lý hóa chất nông nghiệp Trung Quốc (ICAMA) và Hiệp hội ngành thuốc bảo vệ thực vật Trung Quốc (CCPIA) cho thấy, Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu thuốc hóa chất nông nghiệp hàng đầu thế giới với 1.775 cơ sở sản xuất, 60% sản lượng phục vụ hoạt động xuất khẩu tới 188 quốc gia trên toàn thế giới. 

Trong những năm gần đây, ngành thuốc bảo vệ thực vật Trung Quốc tập trung vào 4 trọng tâm chính: chuyển đổi và tập trung hóa các khu vực sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng công nghệ sản xuất thông minh - số hóa; tích hợp sâu rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) theo hướng công nghiệp hóa; và nông nghiệp thông minh. 

Hoạt động R&D về thuốc bảo vệ thực vật của Trung Quốc gần đây đạt được nhiều bước phát triển nổi bật. Vào năm 2023, tổng chi phí R&D của 60 công ty thuốc bảo vệ thực vật đã niêm yết đạt xấp xỉ 1.400 triệu USD, chiếm 2,5% giá trị doanh thu. 

Tính đến cuối tháng 7.2019, Trung Quốc đã tạo ra 37 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật và đăng ký chính thức. Các hoạt chất phát hiện ở Trung Quốc chủ yếu tập trung cho thị trường nội địa.

Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu
Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu

Chỉ tính riêng trong năm 2023, nhóm doanh nghiệp liên quan hệ sinh thái của MIK Group đã thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Với thực trạng thị trường bất động sản đang gặp khó như hiện nay, tương lai gần của nhóm doanh nghiệp này sẽ vô cùng ảm đạm.

Toàn cảnh Hôi thảo
Kinh tế

Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách

Hội thảo Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2024 - Vietnam Digital Finance 2024 (VDF-2024) diễn ra ngày 20.9 tại Hà Nội với chủ đề "Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành tài chính" trong kỷ nguyên số.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.