Chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội

Hiện nay, pháp luật quy định cụ thể việc giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội như thế nào? - Câu hỏi của bạn đọc Tạ Thị Hoan (Vĩnh Phúc).

Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội -0
Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội. Ảnh ITN

Luật sư Đào Văn Tài, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động tại các đơn vị chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội

Theo đó, trường hợp người lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

(1) Đối với người hưởng theo quy định tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

- Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với thời gian thực đóng bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp sau đó, khoản tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì sẽ giải quyết bổ sung bảo hiểm xã hội một lần theo hướng dẫn tại khoản (5) sau đây.

(2) Đối với người hưởng theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) thì giải quyết như đối với trường hợp tại khoản (1) nêu trên.

(3) Đối với người hưởng theo Nghị quyết số 93/2015/QH13 chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội) thì giải quyết như đối với trường hợp tại khoản (1) nêu trên.

Việc xác định người lao động sau một năm nghỉ việc để làm cơ sở xem xét điều kiện hưởng bảo hiểm xã hộimột lần theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 93/2015/QH13, căn cứ vào thời điểm nghỉ việc cuối cùng trước khi người lao động đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

(4) Khi khoản tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác thì cơ quan bảo hiểm xã hộighi nhận và bảo lưu toàn bộ thời gian đóng bổ sung.

Trường hợp người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian đóng bổ sung nêu trên được cộng nối với thời gian tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

(5) Trường hợp khoản tiền bảo hiểm xã hộichưa đóng được đóng bù bởi đơn vị hoặc nguồn tài chính khác và người lao động đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian đóng bổ sung thì cơ quan bảo hiểm xã hộitính gộp thời gian đã giải quyết trước đó với thời gian đóng bổ sung để xác định lại mức hưởng được tính lại tương ứng với thời gian đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần trước đó bao gồm cả thời gian đã làm tròn (nếu có) để chi trả bổ sung cho người lao động.

(6) Để đảm bảo quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội lâu dài của người lao động, chưa giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên (bao gồm cả thời gian chưa đóng tiền bảo hiểm xã hội), trừ trường hợp quy định tại các Điểm b, c, Khoản 1, Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).