Cao nguyên đá Đồng Văn khô hạn nặng nề

Thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài tại các huyện của tỉnh Hà Giang đang gây ra nhiều xáo trộn cho đời sống của đồng bào địa phương. Không chỉ thiếu nước sản xuất, nhiều hộ gia đình, cơ sở giáo dục… phải tốn thêm chi phí để mua nước phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Thống kê của UBND huyện Đồng Văn, tình trạng thiếu nước đang gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành giáo dục. Để giải quyết tình trạng thiếu nước, từ 2 tháng nay nhiều ban giám hiệu đã phải cử giáo viên liên hệ mua nước chở từ huyện Yên Minh lên, do vậy cũng chỉ đủ phục vụ cho nấu nướng. Nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy, kinh phí để mua nước cũng sẽ là vấn đề nan giải đối với trường học vùng cao vốn rất eo hẹp.

Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn Dinh Chí Thành xác nhận, hiện Phòng Giáo dục huyện đã làm tờ trình xin kinh phí hỗ trợ một số trường học về việc mua nước phục vụ sinh hoạt của học sinh tại một số trường như Trường tiểu học và THCS xã Tả Phìn; Trường mầm non, tiểu học và THCS xã Vần Chải; Trường THCS Lũng Phìn, Trường mầm non Sính Lủng...

Cao nguyên đá Đồng Văn khô hạn nặng nề -0
Diện tích ngô không thể sinh trưởng ở xã Niêm Tòng, Mèo Vạc vì nắng nóng

Theo số liệu của cơ quan chuyên môn, huyện Đồng Văn có 128 công trình cấp nước sinh hoạt, phục vụ cho trên 64.000 người. Trong đó cấp nước bằng công nghệ hồ treo có 44 công trình tại 18 xã, thị trấn, với tổng dung tích trên 201.000 m3. Số công trình thủy lợi là 47 công trình/12 xã, thị trấn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, hầu hết các hồ treo đều khô cạn nước.

Tình trạng khô hạn thậm chí còn nặng nề hơn với huyện Mèo Vạc. Báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho thấy, tính đến ngày 15.5, có 1.800/2.400 ha ngô xuân bị ảnh hưởng nặng do hạn hán và nắng nóng. Trong đó có khoảng 1.500 ha không còn khả năng cho thu hoạch. Nếu tiếp tục kéo dài thì ngay cả số diện tích còn lại cũng khó có khả năng bảo vệ.

Tương tự như cây trồng, vật nuôi thiếu thức ăn rau xanh cũng còi cọc, chậm phát triển từ đầu năm nay. Theo Trưởng phòng Hoàng Thị Chính, dù có 1 đến 2 cơn mưa kể từ sau Tết nhưng với lượng mưa nhỏ nên không đủ để tích trữ tại các bể chứa hoặc hồ treo. Khô hạn kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của người dân. Thiếu nước, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng vô cùng khó khăn.

Để ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, chính quyền từ xã tới huyện đều cử cán bộ đi kiểm tra tình hình thực tế cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn bà con dùng máy bơm phun để hạn chế khô hạn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Trước tình hình hạn hán và nắng nóng kéo dài, ngành nông nghiệp của tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát, đánh giá tác động của hạn hán và nắng nóng đến các loại cây trồng; từ đó xây dựng kế hoạch, ứng phó nhằm ổn định sản xuất và đời sống người dân.

Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…