Cao Bằng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" trên địa bàn tỉnh, năm 2023.

Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng thường xuyên phối hợp tổ chức các chương trình văn nghệ, hội thi hát dân ca... Ảnh: Hùng Cường/VOV
Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng thường xuyên phối hợp tổ chức các chương trình văn nghệ, hội thi hát dân ca... Ảnh: Hùng Cường/VOV

Kế hoạch nhằm bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, góp phần quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và bản sắc văn hóa Cao Bằng nói riêng.

Theo đó, việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số cần đổi mới, phát triển, gìn giữ được những đặc điểm cơ bản, cốt lõi mang bản sắc dân tộc; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy, tuyên truyền quảng bá giá trị các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, phát triển du lịch nội địa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số tại tỉnh Cao Bằng.

Trong năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng sẽ triển khai các nội dung: khảo sát, kiểm kê, phân loại, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian gồm dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số; lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đề án được thực hiện trên địa bàn 9 huyện và thành phố Cao Bằng với đối tượng là 6 dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô và Sán Chỉ.

Văn hóa - Thể thao

Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố
Du lịch - Thể thao

Huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman khảo sát sân golf T&T Văn Lang Empire chuẩn bị cho trải nghiệm 18 hố

Ngày 7.4.2025, huyền thoại “Cá mập trắng” Greg Norman - biểu tượng lừng danh của làng golf thế giới, và là kiến trúc sư đứng sau thiết kế tổng thể sân golf T&T Văn Lang Empire (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đã có chuyến thăm và khảo sát thực địa dự án. Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của ông sau hơn 2 năm kể từ lần khảo sát đầu tiên, đồng thời là bước chuẩn bị cuối cùng cho giai đoạn hoàn thiện sân golf và đưa vào vận hành 18 hố golf thời gian tới.

 “Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại
Văn hóa

“Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại

Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.