Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Cần xử lý được khoảng chuyển tiếp từ luật cũ sang luật mới cho chính xác

Sáng 16.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Trích để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra

Trình bày dự thảo Nghị quyết, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, Luật Thanh tra được Quốc hội thông qua ngày 14.11.2022 quy định: “Các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra” (tại khoản 3 Điều 112). Do đó, việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện quy định tại Khoản 3, Điều 112 Luật Thanh tra năm 2022 là cần thiết.

Về mức trích, dự thảo Nghị quyết quy định, Thanh tra Chính phủ được trích 30% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 100 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 100 - 200 tỷ đồng/năm. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra trong cơ quan cơ yếu Chính phủ; Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được trích 30% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 20 tỷ đồng/năm; được trích thêm 20% trên tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp từ trên 20 - 30 tỷ đồng/năm…

Việc sử dụng kinh phí được trích để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra.

Nên giữ nguyên mức trích tối đa và biên độ tại Thông tư số 327/2016/TT-BTC

Trình bày báo cáo thẩm tra việc ban hành Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Tài chính và Ngân sách tán thành việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị, cần rà soát kỹ, bảo đảm phù hợp với Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương.

Về mức trích, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính và Ngân sách đề nghị giữ nguyên mức trích tối đa và biên độ như mức các cơ quan thanh tra đang được hưởng theo quy định tại Thông tư số 327/2016/TT-BTC. Bởi, quy định này đã có căn cứ thực tiễn và bảo đảm lập, quyết định dự toán chi, sử dụng kinh phí được trích không vượt quá nhu cầu chi hằng năm của các cơ quan thanh tra.

Đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm thi hành Luật Thanh tra năm 2022. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, Nghị quyết cần phải xử lý được khoảng chuyển tiếp từ luật cũ sang luật mới cho chính xác; cân nhắc sau khi Nghị quyết được thông qua thì có ban hành nghị định, thông tư gì nữa không? Nếu quy định cụ thể trong Nghị quyết để áp dụng được luôn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cần bám sát Thông tư số 327/2016/TT-BTC bởi đã được áp dụng và chứng minh trong thực tiễn. Bên cạnh đó, về phạm vi điều chỉnh cần bám sát theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2022.

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện tờ trình, hồ sơ, tài liệu dự thảo Nghị quyết, báo cáo vào đợt hai của Phiên họp. Đồng thời, lưu ý bổ sung thông tin đánh giá kỹ tác động, đặc biệt là các nội dung: bộ máy thanh tra các cấp, số lượng người, đơn vị thụ hưởng, thời gian thực hiện chế độ trích kinh phí áp dụng theo Thông tư số 42… Cụ thể hóa phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh rõ ràng, thuận tiện khi áp dụng, đối tượng chi kinh phí phải là các cơ quan thanh tra theo đúng quy định của Luật Thanh tra. Rà soát quy định đầy đủ thủ tục trích nộp, trình tự, thủ tục lập dự toán, giao dự toán, nộp, quyết toán kinh phí được lập để bảo đảm tính khả thi, có thể thực hiện được ngay.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chào Chủ tịch Quốc hội Lào

Chiều 8.10, tại Nhà Quốc hội Lào, Thủ đô Vientiane, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến chào Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13. 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tặng quà lưu niệm Phó Chủ tịch Quốc hội Lào
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương hội đàm với Phó Chủ tịch Quốc hội Lào

Ngày 8.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn đã tới Thủ đô Vientiane, Lào, tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45. Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Thượng tướng Su-von Lương-bun-mi đã chủ trì lễ đón Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Ngay sau Lễ đón, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Su-von Lương-bun-mi đã tiến hành hội đàm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính 13 tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 13 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Bắc Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Phú Yên, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện

Cho ý kiến về tình hình phân bổ, dự kiến điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ rà soát, chịu trách nhiệm đảm bảo các dự án được điều chỉnh tăng, giảm vốn đủ thủ tục, điều kiện theo quy định của pháp luật.

Quang cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội

Chiều 8.10, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 13, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy năm 2024, phương hướng thực hiện năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Thời sự Quốc hội

Tạo lập hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số

Cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật
Thời sự Quốc hội

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới; bảo đảm một dự luật ngắn, gọn, rõ, đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.