Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Cần những quy định thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực lĩnh vực lưu trữ

Cho rằng, quy định về người làm công tác lưu trữ trong dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy lần này còn quá chung chung, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, phải có giải pháp, quy định mang tính thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị các cấp.

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Tiếp tục rà soát, bảo đảm đồng bộ với luật liên quan
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Làm rõ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trữ

Liên quan đến các hoạt động dịch vụ lưu trữ, khoản 1 Điều 53 dự thảo Luật quy định “Các hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm: a) Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật để bảo quản tài liệu lưu trữ giấy, tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác; b) Kinh doanh hạ tầng kỹ thuật để lưu trữ tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; c) Số hóa, xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; d) Tu bổ, khử trùng, khử axit, vệ sinh tài liệu, kho lưu trữ tài liệu; đ) Tư vấn nghiệp vụ lưu trữ”.

Bày tỏ băn khoăn với quy định này, ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) cho rằng, toàn bộ 5 nhóm hoạt động này theo khoản 2 Điều 53 đều được coi là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, trong khoản 3 Điều 53 lại chỉ quy định về điều kiện kinh doanh đối với 2 nhóm hoạt động là “kinh doanh hạ tầng kỹ thuật để bảo quản tài liệu lưu trữ giấy, tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác” và “kinh doanh hạ tầng kỹ thuật để lưu trữ tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ”. Tiếp đó, khoản 4 Điều 53 cũng chỉ nhắc đến cá nhân hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề. Như vậy, vẫn còn 3 nhóm hoạt động về dịch vụ lưu trữ được coi là kinh doanh có điều kiện nhưng không được quy định rõ điều kiện kinh doanh là gì? Theo đại biểu Phan Đức Hiếu, nếu coi đây là điều kiện kinh doanh nhưng không phải chấp hành điều kiện gì, thì dự thảo Luật cần ghi rõ để các doanh nghiệp thực hiện, còn nếu như có điều kiện phải tuân thủ thì nên quy định cụ thể ngay trong Luật.

Cần những quy định thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực lĩnh vực lưu trữ -0
Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (Thái Bình) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Một số đại biểu cũng đề nghị, cần làm rõ hơn về điều kiện kinh doanh hạ tầng kỹ thuật để lưu trữ tài liệu lưu trữ số và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ tại khoản 3 Điều 53 dự thảo Luật. Bởi, điều kiện hạ tầng kỹ thuật như yêu cầu về hạ tầng nhà trạm, phần cứng, phần mềm, thiết bị lưu trữ, nhân sự, vận hành kỹ thuật, mức độ an toàn hệ thống đều cần có quy định mức tối thiểu.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đánh giá để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trữ cũng làm phát sinh thêm bộ phận nhân sự phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm đánh giá, chứng nhận, kiểm tra trong quá trình vận hành của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật phục vụ lưu trữ số. Đồng thời, tăng thêm nhiệm vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ đối với hệ thống công nghệ thông tin, an toàn thông tin của dịch vụ lưu trữ.

Hướng tới xây dựng đề án về chiến lược phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực lưu trữ

Về người làm công tác lưu trữ, Điều 61 dự thảo Luật hiện đang quy định “Người làm lưu trữ ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được hưởng chế độ ưu đãi ngành, nghề, công việc đặc thù; chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật”.

Cần những quy định thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực lĩnh vực lưu trữ -2
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), quy định như vậy còn quá chung chung, chưa rõ chế độ ưu đãi ngành nghề, công việc đặc thù cho người làm lưu trữ kiêm nhiệm ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thì có được hưởng chế độ này hay không, hay chỉ áp dụng cho người làm chuyên trách? Trong khi đó, Luật Lưu trữ hiện hành đã quy định tương đối rõ về vấn đề này tại Điều 7.

Mặt khác, do sức ép của việc tinh giản biên chế, các cơ quan hầu như không tuyển, không sử dụng cán bộ làm công tác lưu trữ chuyên trách mà đa số sử dụng cán bộ kiêm nhiệm làm nhiệm vụ này. Số lượng người thi tuyển vào vị trí cán bộ, nhân viên lưu trữ tại các cơ quan cũng gần như không có, vì vị trí này có ít cơ hội phát triển, trừ ở các cơ quan chuyên trách về lưu trữ. Nêu thực tế này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị, nên quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, yêu cầu chuyên môn, đặc biệt là chế độ, chính sách đối với cán bộ kiêm nhiệm làm công tác lưu trữ tại các cơ quan.

Cần những quy định thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực lĩnh vực lưu trữ -1
Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Nêu thực tế qua khảo sát, làm việc với các cơ quan, đơn vị, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đắk Nông) cho biết, nhiều cơ quan ở cấp tỉnh chỉ bố trí một người vừa làm văn thư vừa làm lưu trữ với chức danh thường gọi là “văn thư - lưu trữ”, công việc chính là thực hiện công tác văn thư với khối lượng ngày càng nhiều do yêu cầu nhiệm vụ tại các đơn vị chuyên môn ngày càng tăng. Họ xử lý công việc đồng thời bằng phần mềm và thủ công nên thời gian làm việc trong ngày hầu như chỉ dành cho công tác văn thư, nhiệm vụ về lưu trữ gần như bỏ ngỏ. Điều này dẫn đến tình trạng tài liệu lưu trữ bị tồn đọng xảy ra khá phổ biến, nhất là ở cấp xã. Từ thực tiễn này, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị phải có giải pháp, quy định mang tính thực tiễn hơn để giải bài toán nguồn nhân lực, đáp ứng cho công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị các cấp.

Bên cạnh đó, kế thừa quy định của Luật Lưu trữ hiện hành, dự thảo Luật đã quy định khá cụ thể, chi tiết về kho lưu trữ phục vụ công tác hoạt động lưu trữ và giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, đồng thời được ngân sách bảo đảm. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều cơ quan, đơn vị bố trí kho lưu trữ chật hẹp, chưa trang bị đầy đủ các hệ thống an toàn, phòng, chống hỏa hoạn... Vấn đề này cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan, làm ảnh hưởng đến giá trị của tài liệu và phục vụ công tác về lâu dài. Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị, trong quá trình thực thi Luật cần nghiêm túc, đề cao tính thực tiễn, hiệu quả.

Giải trình, làm rõ vấn đề này tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Nội vụ sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để điều chỉnh quy định sao cho phù hợp, theo hướng vừa bảo đảm tinh giản bộ máy nhưng vẫn có nhân lực đáp ứng được chất lượng cho công tác quản lý và thực thi nhiệm vụ về công tác lưu trữ. Các nội dung trong dự thảo Luật liên quan vấn đề này mới chỉ thiết kế mang tính “khung”, Bộ sẽ cố gắng căn cứ vào những khung chung này để khi Luật được Quốc hội thông qua thì Chính phủ sẽ có những quy định cụ thể hơn. “Định hướng là xây dựng một đề án về chiến lược phát triển nguồn nhân lực liên quan đến lĩnh vực lưu trữ, bởi thực chất để đào tạo, sử dụng đội ngũ người làm công tác lưu trữ chuyên nghiệp cũng hết sức khó khăn”, Bộ trưởng nói.

Quốc hội và Cử tri

Công dân tra cứu TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang.
Chính sách và cuộc sống

Cắt bỏ thủ tục hành chính rườm rà, ách tắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 cũng cho thấy, việc phân cấp, phân quyền, cắt giảm một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh rườm rà chưa triệt để, thủ tục hành chính còn rườm rà, ách tắc.

 Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước
Quốc hội và Cử tri

Kỳ vọng vào sự phát triển bứt phá của đầu tàu kinh tế của cả nước

Đảng và Nhà nước luôn dành cho Thành phố Hồ Chí Minh sự quan tâm đặc biệt. Thời gian qua, kinh tế - xã hội của Thành phố có bước phục hồi và phát triển tích cực. Phần lớn các chỉ số quan trọng đều tăng so với cùng kỳ. Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực và kết quả Thành phố đã đạt được, song một trong những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại cuộc làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay, đó là dù đà tăng trưởng quý sau tích cực hơn quý trước, nhưng chưa có đột phá như kỳ vọng và mong muốn đặt ra với một đô thị đặc biệt lớn nhất, giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc
Quốc hội và Cử tri

Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi trọn đời vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28.8.1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947 sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh - Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu
Chính sách và cuộc sống

Chính sách đơn lẻ sẽ khó đạt mục tiêu

Tại cuộc họp báo quý III.2024 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, Bộ đồng tình với đề xuất nghiên cứu chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời của Bộ Xây dựng. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan đến bất động sản…

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 ghi nhận và tiếp thu các kiến nghị của cử tri.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cử tri Bình Thuận kiến nghị về việc thống nhất đồng bộ sách giáo khoa

Hiện nay, việc sử dụng nhiều bộ sách trong trường học có nhiều bất cập, đồng thời giá thành các bộ sách khá cao so với mặt bằng thu nhập chung của các gia đình có thu nhập thấp gây khó khăn cho các gia đình khi vào đầu năm học mới. Đó là ý kiến, kiến nghị của nhiều cử tri xã La Dạ và Đa Mi (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) tại cuộc TXCT với Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Thuận.

Ảnh minh họa.
Chính sách và cuộc sống

Giảm thời gian xử lý thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thực vật, thay thế cho Nghị định 02/2017/NĐ-CP. Một trong những yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục hành chính để chính sách hỗ trợ nhanh chóng đến với đối tượng thụ hưởng.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh trao đổi với cử tri huyện Đức Thọ.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lắng nghe, kịp thời giải quyết kiến nghị của cử tri và Nhân dân

Các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu tiếp tục sâu sát cơ sở, tổ chức đối thoại, lắng nghe và kịp thời giải quyết những phản ánh, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 3.10 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Cơ sở quan trọng để Quốc hội ban hành quyết sách sát thực, phù hợp thực tiễn

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng 3.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc cử tri huyện Hương Khê.

Sau hơn 3 năm thực hiện Luật PPP, hiện có 31 dự án mới đang được triển khai thực hiện và 11 dự án đang chuẩn bị đầu tư theo phương thức PPP
Chính sách và cuộc sống

Không làm "sống lại" những tồn tại trước đây

Theo đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, có khoảng 20 điều của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư sẽ được sửa đổi, bổ sung, tập trung vào 3 nhóm chính sách: Một là, mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực, hình thức, phương thức thực hiện dự án Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); hoàn thiện cơ chế tài chính đối với dự án PPP nhằm tối đa hóa nguồn lực từ khu vực tư nhân, bảo đảm vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Hai là, đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với dự án PPP, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Ba là, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc đối với dự án BOT, BT chuyển tiếp.