Cần gói chính sách giải "cơn khát" nhân lực ngành bán dẫn

Theo dự báo của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cần ít nhất 50.000 kỹ sư (gấp 10 lần con số hiện nay) vào năm 2030. Để đáp ứng nguồn nhân lực và tạo chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới, nước ta cần đào tạo 10.000 kỹ sư mỗi năm. Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực bán dẫn của Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Cần nguồn nhân lực tương xứng

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, thị trường chip bán dẫn thế giới dự kiến đạt doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Vì vậy, đến năm 2030 cần khoảng 1 triệu lao động cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán dẫn lớn đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tận dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ tại các nước châu Á; trong đó có Việt Nam. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.

Đến nay, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp làm về dịch vụ thiết kế vi mạch, trong đó, phần lớn là doanh nghiệp FDI trong ngành vi mạch bán dẫn từ các nước, vùng lãnh thổ phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan... với lực lượng lao động ước gần 5.000 kỹ sư. Phần lớn các doanh nghiệp này đặt tại TP. Hồ Chí Minh. Cùng với đó, nhiều công ty trong nước cũng đã gia nhập thị trường như Viettel, FPT, VNchip… Dự báo năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam vượt giá trị 6,16 tỷ USD.

Cần gói chính sách giúp giải “cơn khát” nhân lực ngành bán dẫn (ITN)
Cần gói chính sách giúp giải “cơn khát” nhân lực ngành bán dẫn. Nguồn: ITN

Báo cáo của Công ty Technavio cho thấy, thị trường bán dẫn Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%/năm. Thế nhưng, thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã trở thành khó khăn lớn của ngành công nghiệp bán dẫn. Đến cuối năm 2023, cả nước có hơn 5.500 kỹ sư thiết kế chip; nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam là 5.000 - 10.000 kỹ sư/năm, song khả năng đáp ứng chưa đến 20%.

Theo ông Nguyễn Phúc Vinh - Giám đốc kỹ thuật Synopsys Việt Nam, ngành công nghiệp chip bán dẫn có thu nhập rất hấp dẫn, tăng đều hàng năm. Trong đó, kỹ sư thiết kế vi mạch mới ra trường thu nhập sau thuế gần 220 triệu đồng/năm; người làm việc kinh nghiệm lâu năm thu nhập từ 1,3 - 1,5 tỷ đồng/năm.

Về công tác đào tạo, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, có khoảng 35 cơ sở giáo dục đại học có khả năng tham gia đào tạo lĩnh vực công nghệ bán dẫn, tuy nhiên số lượng cơ sở đào tạo có kinh nghiệm, có truyền thống còn rất ít.

Tại cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" ngày 22.4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao đang là một điểm nghẽn lớn hiện nay trong thu hút các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch địa điểm đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất sang Việt Nam.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ cao nằm ở quy luật khách quan trong quan hệ cung - cầu giữa hệ thống giáo dục đào tạo và thị trường lao động.

Bổ sung chính sách đặc thù

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đánh giá, ngành công nghiệp bán dẫn, vi mạch là một ngành có tiềm năng rất lớn trong tương lai về nhu cầu nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, đòi hỏi mức đầu tư cao và đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực sẵn có.

Ông Sơn cũng nhận định, hai khâu trong ngành công nghiệp bán dẫn mà Việt Nam có lợi thế là thiết kế, đóng gói, kiểm thử chip và các trường đang rất cần dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo hữu hiệu. Cơ chế chính sách phải xây dựng rất nhanh, nguồn lực sẵn sàng để khi Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" được phê duyệt thì triển khai được ngay. 

Tham mưu về các vấn đề chính sách cũng như đề cập đến "bẫy" đào tạo nhân lực thực hành, gia công trong công nghiệp vi mạch bán dẫn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái đề nghị, đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, có chính sách ưu tiên cụ thể cho các bên tham gia "hệ sinh thái" đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn (cơ sở đào tạo, nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước).

"Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung ưu tiên triển khai một số chương trình khoa học, công nghệ quốc gia để phục vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn" - ông Thái chia sẻ. 

Từ góc độ một chuyên gia lao động, TS. Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho rằng, Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực bán dẫn của Việt Nam đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

"Do đó, tùy theo nhu cầu, Việt Nam cần xác định tham gia ngành công nghiệp bán dẫn từ đâu, khâu nào trong chuỗi cung ứng; lựa chọn công nghệ sản xuất nào để làm cơ sở cho việc kịp thời chuẩn bị đầu tư các nguồn lực phù hợp, đặc biệt là nguồn nhân lực. Đây là cơ sở để xác định quy mô và cơ cấu trình độ nhân lực, vị trí việc làm của người lao động trực tiếp trong ngành công nghiệp bán dẫn ở tất cả các ngành nghề phụ trợ" - ông Bình nói.

Không ít ý kiến cho rằng, cần có sự kết hợp giữa chương trình đào tạo chuyển đổi, cung cấp kiến thức cơ bản về ngành vi mạch, bán dẫn đến chương trình đào tạo chuyên sâu, nhân tài. Bên cạnh đó, chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình, phương thức giảng dạy. Đồng thời, Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo, cùng với sự tham gia của doanh nghiệp, bảo đảm các điều kiện cho hoạt động đào tạo nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Khoa học - Công nghệ

Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền trao giải thưởng Nhà sáng tạo nội dung số xuất sắc
Khoa học - Công nghệ

Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 vinh danh 12 tổ chức, cá nhân

Chiều 27.9, Lễ trao Giải thưởng nội dung số Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại Hà Nội, vinh danh 12 tổ chức, cá nhân có những sản phẩm nội dung số đóng góp tích cực cho cộng đồng. Đây là giải thưởng sáng tạo thường niên do Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Liên minh sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA) tổ chức.

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc
Khoa học - Công nghệ

Tập đoàn IPPG tổ chức thành công cuộc thi ROBOG toàn quốc

Cuộc thi ROBOG toàn quốc do IPPTech (thuộc Tập đoàn IPPG) phối hợp với Hãng UBTech, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Lạc Hồng tổ chức dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Công nghệ Thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Toàn cảnh buổi làm việc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam - Liên bang Nga tăng cường hợp tác chiến lược giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Liên bang Nga, từ ngày 23 – 28.9, Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Toàn cảnh buổi tiếp
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam và Vương quốc Anh mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao

Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đề nghị tại buổi tiếp Thị trưởng London Michael Mainelli, Vương quốc Anh nhân đoàn công tác đang có chuyến thăm Việt Nam. Cuộc gặp gỡ đã mở ra nhiều triển vọng mới cho sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và London trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, tài chính, giáo dục và đổi mới sáng tạo.

Phó Vụ trưởng Lưu Quang Minh phát biểu tại Hội thảo
Khoa học - Công nghệ

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam
Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định ban hành khung phát triển hạ tầng số Việt Nam. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ các thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số Việt Nam. Khung phát triển hạ tầng số cũng phản ánh sự tiến hoá, mở rộng từ hạ tầng viễn thông truyền thống đến các hạ tầng mới theo cách tiếp cận riêng của Việt Nam.

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn
Khoa học - Công nghệ

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn

Xử lý rác thải rắn đòi hỏi phải đầu tư công nghệ song cần cân nhắc lựa chọn phù hợp, không thể bê nguyên công nghệ đắt tiền của nước phát triển về áp dụng ngay tại Việt Nam. Đây là đề xuất tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.