Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Lào Cai Khóa XVI

Cần giải pháp toàn diện, căn cơ hơn

Phần trả lời chất vấn của lãnh đạo các sở, ngành về các nội dung: quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh; xây dựng nông thôn mới; vật liệu xây dựng thông thường; công tác giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... cơ bản giải đáp rõ nội dung đại biểu chất vấn, song các ngành vẫn cần đưa ra giải pháp toàn diện, căn cơ hơn nữa để hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường nhấn mạnh khi điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Lào Cai Khóa XVI.             

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 86

Trả lời chất vấn của Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Ngô Quyền về Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh (Đề án 86) chậm tiến độ, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Cao Khải thừa nhận: Đề án sau 2 năm được UBND tỉnh phê duyệt đến nay tiến độ còn chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân do chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm triển khai thực hiện, đặc biệt đối với dự án có khối lượng lớn, nhiệm vụ phức tạp như Đề án 86; các huyện, thị, thành phố chưa tích cực triển khai thực hiện, đến nay mới có 6/9 huyện, thành phố đã tổ chức thi công công trình; lịch sử việc giao đất lâm nghiệp trước đây không có sơ đồ, bản đồ, tọa độ dẫn đến diện tích đất được giao và diện tích đất thực tế có sự sai lệch; một số huyện được giao tự chủ kinh phí còn gặp khó khăn chưa xác định được nguồn kinh phí để thực hiện... Do đó, việc hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ của Đề án 86 đúng tiến độ trong năm 2024 như đại biểu hỏi là khó khả thi - Tư lệnh Tài nguyên và Môi trường thừa nhận.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án, thời gian tới, các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh bố trí đủ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện đề án; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh, kiến nghị UBND tỉnh các giải pháp quản lý, sử dụng; hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án. HĐND cấp huyện giám sát việc triển khai thực hiện đề án của UBND các huyện, thị, thành phố; giám sát việc thực hiện giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân - Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Cao Khải nhấn mạnh.

Bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng

Tiếp tục trả lời chất vấn của Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Ngô Quyền về việc thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng khiến nhiều dự án đầu tư xây dựng các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn chậm tiến độ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: do các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn được phê duyệt và triển khai thực hiện nhiều hơn so với các năm trước nên việc huy động vật liệu xây dựng phục vụ thi công các dự án gặp khó khăn. Trong khi đó, một số mỏ đã được cấp giấy phép chưa đi vào hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Các địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao trong việc rà soát, đề xuất các mỏ để đưa vào kế hoạch đấu giá; nguồn cát, sỏi tự nhiên đang khan hiếm do một số điểm khai thác cát, sỏi nằm trong lòng hồ thủy điện, khi tích nước dâng cao nên rất khó khăn cho việc hút cát hoặc bắt buộc phải tạm dừng khai thác… 

Khắc phục tình trạng trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng tham mưu ban hành Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến về chủ trương của các Dự án khai thác, chế biến khoáng sản; chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo đúng quy định; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Đặc biệt, để bảo đảm nguồn cung vật liệu phục vụ thi công các dự án công trình, Sở cũng ban hành văn bản hướng dẫn về quy định và trình tự, thủ tục liên quan đến việc đăng ký khai thác, cấp giấy phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường (gồm cả đất san lấp) trong phạm vi, diện tích dự án công trình; tham mưu UBND tỉnh có báo cáo, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ, Quốc hội giải quyết, sửa đổi các quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho công tác cấp phép vật liệu xây dựng thông thường...

Cần đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Liên quan đến giải pháp hoàn thành mục tiêu duy trì và phấn đấu các xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025, đại biểu Lý Thị Hào (Tổ đại biểu huyện Bắc Hà) yêu cầu làm rõ những giải pháp hoàn thành mục tiêu duy trì và phấn đấu các xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025. Giám đốc Sở NN và PTNT Đỗ Văn Duy cho biết: căn cứ vào thực tế triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí nông thôn mới các cấp, các nội dung thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và đề nghị của các huyện, thị, thành phố về điều chỉnh giảm các mục tiêu xây dựng nông thôn mới... Sở NN và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh đề xuất điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 gửi Bộ NN và PTNT. Trong đó, đề xuất giảm chỉ tiêu “Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới từ 74% (94 xã) xuống còn 67% (84 xã), giảm 7% (10 xã)”...

Ghi nhận nội dung trả lời chất vấn cơ bản giải đáp các ý kiến chất vấn của đại biểu, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường nhấn mạnh đề nghị lãnh đạo các sở, ngành cần tiếp tục nghiên cứu, tìm ra các giải pháp toàn diện, căn cơ hơn nữa để hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hội đồng nhân dân

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô
Chuyển động

Bàn giải pháp thúc đẩy kinh tế xã hội Thủ đô

Sáng 21.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã làm việc với các sở thuộc khối kinh tế về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân Gia Lai chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Quế Mai
Hội đồng nhân dân

Tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu biến đổi khí hậu

Tại Kỳ họp thứ 22 vừa được tổ chức, HĐND tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua 17 nghị quyết quan trọng. Trong đó, nhằm tăng cường khả năng thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chấp thuận phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ đầu tư Dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai (ADB9), với tổng mức đầu tư 440,036 tỷ đồng, tương đương 18,999 triệu USD.

Toàn cảnh phiên chất vấn về tài chính - đầu tư xây dựng của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo điều kiện tạm ứng thực hiện dự án bảo đảm tiến độ

Riêng đối với nội dung chất vấn liên quan đến việc ứng vốn từ Quỹ phát triển đất cho Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất phương án giải quyết, tạo điều kiện cho UBND thành phố tạm ứng quỹ phát triển đất để thực hiện dự án bảo đảm đúng tiến độ…

Thường trực Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng các đồng chí được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Chuyển động

Vĩnh Phúc: Kiện toàn nhân sự UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều 18.10, HĐND tỉnh Khóa XVII đã khai mạc kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) để thực hiện công tác nhân sự; xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trung Hải; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Quang Nguyên chủ trì kỳ họp.

Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Tùng
Hội đồng nhân dân

Bố trí kinh phí xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

HĐND thành phố Hải Phòng vừa giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định của pháp luật trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và Văn phòng Đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường).

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại một số công trình, dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán trên địa bàn huyện Chư Pưh
Diễn đàn

Bài 1: Chưa thu hồi dứt điểm vốn ứng quá hạn

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, nhiều địa phương, sở, ngành chưa giải ngân được hoặc tỷ lệ giải ngân rất thấp, đặc biệt là tiến độ giải ngân một số tiểu dự án, dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tổng số vốn ứng quá hạn của Quỹ phát triển đất trong báo cáo tại phiên giải trình ngày 3.10.2023 của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đến nay cũng chưa thu hồi dứt điểm; hoạt động điều hành của Quỹ phát triển đất còn lúng túng…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản
Hội đồng nhân dân

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác khoáng sản

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân đối với tầm quan trọng của tài nguyên khoáng sản; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản… Đồng thời, cần quan tâm tính khả thi của việc quy hoạch các khu vực mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường; có chế tài xử lý với đơn vị trúng đấu giá nhưng không đưa các mỏ vào khai thác…

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương
Chuyển động

Xây dựng cơ sở dữ liệu cần đồng bộ từ địa phương đến Trung ương

Chiều 16.10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến, góp ý đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ Tám, gồm: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dữ liệu.

Thường trực HĐND huyện giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về an sinh xã hội
Diễn đàn

Tìm hiểu gốc rễ vấn đề nhằm có hướng giải quyết khả thi nhất

Cùng với đặc biệt quan tâm bố trí đại biểu chuyên trách tham gia cấp ủy cùng cấp để tạo thuận lợi trong hoạt động, nhất là trong giám sát, các đoàn giám sát của HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên chú trọng mời đại diện UBND, các cơ quan, ban, ngành chuyên môn, UBND tham dự để giải trình, làm rõ; chú trọng khảo sát thực tế, tìm hiểu thông tin gốc rễ của vấn đề để có hướng giải quyết khả thi nhất. Vì vậy, nhiều kiến nghị sau giám sát, đặc biệt là ý kiến, kiến nghị của cử tri cơ bản đã được giải quyết.

Thường trực HĐND thành phố khảo sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở giám sát

Tăng cường gắn kết với cử tri - “mạch nguồn” hoạt động của đại biểu, cơ quan dân cử, cùng với đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được Thường trực HĐND thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm thực hiện từ nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay, mang lại hiệu quả thiết thực. Đoàn giám sát xuống thực tế cơ sở trao đổi với người dân, ghi lại hình ảnh, con số tại thực địa để có cơ sở tổ chức hội nghị giám sát việc giải quyết.

Toàn cảnh phiên chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên
Diễn đàn

Đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường

Nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhất là việc trình chiếu phóng sự bằng hình ảnh sinh động, thuyết phục đã đưa“hơi thở” cuộc sống vào nghị trường, giúp cho các phiên chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên về những vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm thực sự sôi động, trách nhiệm. Trên cơ sở đó, kết luận phiên họp đã yêu cầu rõ trách nhiệm, thời gian thực hiện đối với nhiều vấn đề đặt ra, làm cơ sở thực hiện hiệu quả trên thực tế.

Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình ĐẶNG BÍCH NGỌC (ẢNH BOX)
Hội đồng nhân dân

Quan tâm hỗ trợ đời sống người dân vùng cao

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, qua đợt tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước có chủ trương chế độ đặc thù khi phân bổ ngân sách cho các xã sáp nhập để bảo đảm chi cho các hoạt động; xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, nghiên cứu, hỗ trợ cây giống cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn phù hợp với điều kiện thực tế…

Tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh Ninh Thuận giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về chất vấn và trả lời chất vấn
Hội đồng nhân dân

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của Tổ đại biểu

Phát huy vai trò của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Thuận đã phân công cụ thể chuyên đề, nội dung giám sát đối với một số Tổ đại biểu. Đồng thời, đề nghị các Tổ đại biểu khác tùy theo tình hình địa bàn ứng cử, chủ động tổ chức giám sát chuyên đề, báo cáo kết quả về Thường trực HĐND tỉnh. 8/12 Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã tăng cường giám sát tình hình chấp hành pháp luật trên địa bàn ứng cử, qua đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh nhiều nội dung thiết thực.

Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc
Hội đồng nhân dân

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho thấy, số trường hợp được cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt thấp so với kế hoạch; việc xác minh các thông tin về QSDĐ gặp khó khăn do thiếu thông tin chính xác, tài liệu không đầy đủ hoặc các vấn đề pháp lý phức tạp. Theo đó, đoàn giám sát đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho người dân.

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nông Văn Tuân kết luận buổi giám sát.
Hội đồng nhân dân

Huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm

Làm việc với Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cao Bằng về thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, khởi tố, điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 kiến nghị các cơ quan tăng cường phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương vận động Nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm và phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng hợp số liệu báo cáo bảo đảm đúng quy định, chính xác, kịp thời.

Toàn cảnh cuộc giám sát tại xã Cán Chu Phìn
Hội đồng nhân dân

Tiếp tục xây dựng mô hình hiệu quả phòng, chống tảo hôn

Giám sát kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 498 ngày 14.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2025” tại huyện Mèo Vạc, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Hà Giang đề nghị, huyện cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Tiểu dự án 2 - Dự án 9. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình phòng chống tảo hôn trên địa bàn.