Tái khởi động dự án điện hạt nhân:

Cần đánh giá đầy đủ về hạ tầng theo hướng dẫn của IAEA

Chính phủ đang giao Bộ Công Thương nghiên cứu về điện hạt nhân. Căn cứ vào xu hướng phát triển điện hạt nhân trên thế giới, tính cạnh tranh kinh tế của điện hạt nhân, việc quyết định tái khởi động dự án điện hạt nhân ở Việt Nam là cần thiết. Để bảo đảm tính khả thi và an toàn, cần xem xét đánh giá đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Vì sao cần phát triển điện hạt nhân?

Thực hiện Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12.9.2024, Bộ Công Thương đang nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới, bổ sung điện nền, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định. Việc Chính phủ đưa ra yêu cầu này chứng tỏ các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi cũng như các dự án năng lượng tái tạo nói chung được đưa vào trong Quy hoạch phát triển điện VIII khó bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống điện quốc gia trong dài hạn.

Để thực hiện cam kết của Chính phủ tại COP 26 về việc thực thi mục tiêu Net Zero vào năm 2050, trong Quy hoạch điện VIII đã đưa tỷ trọng lớn của điện từ năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời). Theo đó, điện gió sẽ tăng từ 18,5% vào năm 2030 lên 29,4% vào năm 2050; điện mặt trời tăng tương ứng từ 8,5% lên 33 - 34,4%; điện từ các nguồn năng lượng tái tạo khác tăng từ 7,1% lên 23,5%.

hat-nhan-2186.jpg
Nguồn: ITN

Tuy nhiên, đặc tính cố hữu của điện năng lượng tái tạo là sự không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chu kỳ ngày đêm. Vì vậy, cần phải có các loại hình điện nền khác dự phòng cho những bất ổn của điện năng lượng tái tạo để bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn điện ổn định, đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp công nghệ cao như sản xuất chất bán dẫn, cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu lớn, đường sắt tốc độ cao, các ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo…

Khi tỷ trọng nguồn điện năng lượng tái tạo tăng lên thì tổng công suất nguồn điện nền cũng cần tăng cao tương ứng. Theo kinh nghiệm, để bảo đảm ổn định cho điện từ năng lượng tái tạo thì cần dự phòng 20% điện nền. Như vậy, tất cả điện từ thủy điện và điện khí vào năm 2050 cũng chỉ đủ cho dự phòng 20% công suất của điện từ năng lượng tái tạo. Trong khi đó, thời gian hoạt động của các nhà máy thủy điện không dài do hiện tượng bồi lấp lòng hồ, chưa tính thủy điện còn có mục tiêu điều tiết lũ và thủy lợi. Điện khí ngoài khơi của chúng ta cũng gặp những khó khăn, còn trên thế giới khí hóa lỏng có những bất ổn về cung cấp do tình hình địa chính trị. Vì vậy, điện nền của chúng ta chỉ dựa trên điện khí và thủy điện như được đề ra trong Quy hoạch VIII chắc chắn sẽ không thể bảo đảm an ninh năng lượng cũng như sự ổn định của hệ thống điện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh Trái đất nóng dần lên do các loại khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2 đang trở nên rất nghiêm trọng, điện hạt nhân đã được thừa nhận là đối sách quan trọng ở phạm vi toàn cầu nhằm ngăn chặn hiện tượng này, bởi đây là nguồn năng lượng hoàn toàn không phát thải CO2.

Hiện, điện hạt nhân đóng góp trên 10% sản lượng điện toàn cầu và chiếm 1/3 trong số các loại điện được tạo ra bằng công nghệ phát thải carbon thấp. Điện hạt nhân giúp giảm phát thải dioxit carbon hàng năm 2 tỷ tấn, tương đương với việc không cho lưu hành 400 triệu xe ô tô. Ngoài 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có điện hạt nhân, thì đến cuối năm 2023 đã có 59 lò với công suất 61,1 GWe đang được xây dựng ở 17 nước. Hiện 50 nước đã thông báo có chủ trương về phát triển điện hạt nhân, trong đó 27 nước đang ở các giai đoạn khác nhau của việc thực hiện chương trình phát triển điện hạt nhân. Điều đặc biệt cần quan tâm là các cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức… đều đang sử dụng điện hạt nhân và nhiều nước tiếp tục đẩy mạnh sử dụng điện hạt nhân. Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng đã khởi động sáng kiến Atoms4NetZero để thúc đẩy ứng dụng năng lượng hạt nhân vào chống biến đổi khí hậu.

Việt Nam cần chuẩn bị gì?

Phát triển điện hạt nhân là vấn đề rất quan trọng của quốc gia. Năm 2016, Bộ Chính trị và sau đó là Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nguyên nhân chính dừng triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Chính phủ nêu ra là do tình hình kinh tế của Việt Nam.

Bối cảnh hiện nay đã khác so với năm 2016. Điện than phải giảm dần tiến đến loại bỏ do vấn đề môi trường nhằm thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ. Điện khí hóa lỏng không thể bảo đảm nguồn cung ổn định và giá cả phù hợp. Thủy điện lớn chúng ta đã khai thác hết dự địa. Vì vậy, việc tái khởi động điện hạt nhân là cần thiết để bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống điện.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi trong điều kiện hiện nay, ngoài tính cạnh tranh kinh tế và xu thế phát triển điện hạt nhân trên thế giới, cần xem xét đánh giá đầy đủ các cơ sở hạ tầng cần thiết theo hướng dẫn của IAEA.

Theo hướng dẫn của IAEA, các quốc gia đi vào phát triển điện hạt nhân phải thiết lập được các cơ sở hạ tầng nói chung (NG-G-3.1) và các cơ sở hạ tầng an toàn nói riêng (SSG-16) cần thiết cho chương trình điện hạt nhân quốc gia. Theo đó, yêu cầu cụ thể về các cơ sở hạ tầng cần được xem xét trong 3 điểm mốc quan trọng, nếu đáp ứng yêu cầu thì mới được phép chuyển qua giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, giai đon 1 là giai đoạn đầu tiên chuẩn bị cho việc ban hành chủ trương phát triển điện hạt nhân của quốc gia, kết thúc giai đoạn 1 khi đạt tới Mốc 1 thì Nhà nước sẽ ban hành chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Giai đon 2 là từ khi Quốc hội quyết định chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến khi đạt đến Mốc 2 là lúc bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Giai đon 3 là từ khi khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến khi đạt đến Mốc 3 là lúc bắt đầu đưa nhà máy điện hạt nhân vào vận hành.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cần có các nghiên cứu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng an toàn nói riêng theo hướng dẫn của IAEA để kiến nghị một kế hoạch xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng cần thiết, phù hợp với tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân do Bộ Công Thương kiến nghị. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về dự án điện hạt nhân sẽ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện và bảo đảm nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trong số các vấn đề về cơ sở hạ tầng, cần phải quan tâm hơn tới các việc sau. Một là, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ luật pháp đầy đủ, trong đó sớm sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định liên quan đến quản lý dự án điện hạt nhân. Hai là, xây dựng Cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập có năng lực và thẩm quyền để thực hiện kiểm soát pháp quy đối với dự án điện hạt nhân trong cả vòng đời của nhà máy. Ba là, xây dựng chủ đầu tư dự án điện hạt nhân (công ty điện hạt nhân) có năng lực tổ chức thực hiện dự án và quản lý vận hành an toàn nhà máy trong suốt vòng đời của nó. Bốn là, lựa chọn đối tác tin cậy cung cấp công nghệ và nhiên liệu lâu dài cho nhà máy điện hạt nhân. Năm là, có chiến lược bảo đảm nguồn nhân lực và thiết lập hệ thống giáo dục trong nước liên quan đến điện hạt nhân.

Kinh tế

Hé lộ về Telin Group của Chủ tịch Lê Tuấn Hải vừa bị nhắc tên trong loạt vi phạm tại Dự án ngõ 622 Minh Khai
Doanh nghiệp

Hé lộ về Telin Group của Chủ tịch Lê Tuấn Hải vừa bị nhắc tên trong loạt vi phạm tại Dự án ngõ 622 Minh Khai

Các cổ đông sáng lập của Telin Group bao gồm: Lê Bình Minh; Lê Tuấn Hải và Lê Thị Ngọc Anh. Trong số các cổ đông, ông Lê Tuấn Hải hiện đang là người đại diện pháp luật của Telin Group với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị. Quy mô vốn điều lệ của Telin Group đang ở mức 540 tỷ đồng.

Giá xăng dầu của Việt Nam đã bám sát giá xăng dầu thế giới
Kinh tế

Giá xăng dầu của Việt Nam đã bám sát giá xăng dầu thế giới

Hiện nay, chu kỳ điều hành giá xăng dầu đã được rút ngắn chỉ còn 7 ngày 1 lần, giá xăng dầu của Việt Nam đã bám sát giá xăng dầu của thế giới. Đây là thông tin được bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương chia sẻ tại Tọa đàm “Cơ chế kinh doanh và an ninh năng lượng trong lĩnh vực xăng dầu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, 16.10, tại Hà Nội.

Những khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy
Kinh tế

Những khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là một công trình trí tuệ, khoa học đa lĩnh vực của năng lượng trên cơ sở thực tiễn triển khai Luật Điện lực 2004 và những nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện... Tuy nhiên, vẫn còn không ít vướng mắc về việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện gió ngoài khơi. Đó là ý kiến được đưa ra tại Tọa đàm "Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW, Kết luận số 76- KL/TW" do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức ngày 16.10.2024.

Princess’s Manor: Nhân tố mới thay đổi phong cách sống của người dân xứ Thanh
Bất động sản

Princess’s Manor: Nhân tố mới thay đổi phong cách sống của người dân xứ Thanh

Làn sóng dịch chuyển nơi an cư từ nhà đất chật hẹp sang các dự án chung cư có vị trí đắc địa, đầy đủ tiện nghi đang diễn ra mạnh mẽ tại Thanh Hóa trong thời gian gần đây. Trong đó, chốn an cư với không gian sống chuẩn Nhật hiện đại, tiện ích đẳng cấp tại phân khu cao tầng Princess’s Manor (Vinhomes Star City) nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Hai kịch bản tăng trưởng trong quý cuối năm

Tại tọa đàm “Đối thoại chính sách: Phục hồi tăng trưởng - Triển vọng và thách thức” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức ngày 15.10, VEPR đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Ở kịch bản cao, GDP quý IV dự kiến đạt 7,4%, đưa tăng trưởng cả năm đạt 7%. Ở kịch bản thấp, GDP quý IV có thể giảm xuống dưới 7%, và tăng trưởng cả năm sẽ quanh mức 6,84%.

Làm rõ phương án huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Kinh tế

Làm rõ phương án huy động vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (Dự án) có tổng mức đầu tư 67,34 tỷ USD. Hội đồng Thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đề nghị cần rà soát để tính đúng, tính đủ; làm rõ phương án huy động và khả năng cân đối vốn.

Agribank hòa nhịp trong “dòng chảy số”
Doanh nghiệp

Agribank hòa nhịp trong “dòng chảy số”

Phát triển bền vững; trở thành ngân hàng hiện đại; đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chương trình Chuyển đổi số quốc gia… là mục tiêu xuyên suốt của Agribank. Để thực hiện, Agribank đã chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc, luôn nhất quán trong quan điểm, hành động cũng như tiên phong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp: Tăng cường quảng bá, xây dựng, kết nối tiêu thụ hàng Việt
Kinh tế

Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp: Tăng cường quảng bá, xây dựng, kết nối tiêu thụ hàng Việt

Với việc khánh thành Trung tâm Đặc sản Việt Nam – Du lịch - Nông nghiệp sau 3 năm xây dựng, đây là nơi quảng bá, xây dựng các mặt hàng Việt Nam, là kênh kết nối quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn, tìm kiếm được những mặt hàng “Made in Viet Nam” chất lượng cao.

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động
Kinh tế

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động

"Cột mốc khai trương 5G không chỉ là khai trương một công nghệ, một dịch vụ mới, là công trình thật lớn lao, ý nghĩa mà cán bộ, công nhân viên Viettel đã nỗ lực triển khai, xây dựng suốt 6 tháng qua để chào mừng sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng". Đó là khẳng định của Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tại sự kiện Viettel tuyên bố chính thức khai trương mạng 5G và kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động.

Thúc đẩy, kết nối hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khu vực phía Nam
Kinh tế

Thúc đẩy, kết nối hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khu vực phía Nam

“Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024” là một trong những hoạt động thuộc Chương trình khuyến công quốc gia năm 2024 của Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giao lưu, học tập kinh nghiệm, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, hưởng ứng tích cực đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất
Kinh tế

Viettel giữ vị trí thương hiệu giá trị nhất

Trong Bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam 2024 vừa được công bố bởi Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) duy trì vị thế 9 năm liên tiếp là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, đồng thời là doanh nghiệp được công chúng đánh giá cao nhất về phát triển bền vững.

 Bình Điền đồng tổ chức thành công Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX
Doanh nghiệp

Bình Điền đồng tổ chức thành công Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX

Bên cạnh những vấn đề về cơ chế, chính sách để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững, giảm phát thải, hướng tới mục tiêu Net zero; vấn đề về quy hoạch sản xuất, nhất là tạo điều kiện cho sản xuất lớn thu hút sự quan tâm, trao đổi của nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX.