Cần chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn. Thời gian tới cần có sự điều chỉnh về cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng một nền nông nghiệp phát triển xanh, bền vững.

img-3531.jpg
Quang cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024.

Doanh nghiệp nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024 do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức ngày 18.12, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch năm 2024 trong điều kiện thuận lợi và thách thức đan xen; trong đó có yếu tố thiên tai, đặc biệt là Bão số 3 (Yagi) gây thiệt hại nặng nề cho ngành nông nghiệp... Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn và vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện.

Tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp ước đạt 3,1 - 3,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt lần lượt là 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% và thặng dư thương mại tăng cao kỷ lục18,6 tỷ USD, tăng 53,1%. Trong đó, đã có 7 hàng, nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD: Gỗ và sản phẩm gỗ 16,1 tỷ USD (tăng 19,7%); Rau quả 7,2 tỷ USD (tăng 28,4%); Gạo gần 5,8 tỷ USD (tăng 23,1% với lượng 9,01 triệu tấn, tăng 10,9%); Cà phê gần 5,5 tỷ USD (tăng 28,7% với lượng 1,46 triệu tấn, giảm 11,3%); Hạt điều 4,3 tỷ USD (tăng 19,1% với lượng 747.000 tấn, tăng 16%); Tôm 3,8 tỷ USD (tăng 12,3%); Cao su 3,2 tỷ USD (tăng 12,3% với lượng 2,02 triệu tấn, giảm 5,6%).

Để có được kết quả đó, doanh nghiệp đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Là doanh nghiệp tham gia lĩnh vực nông nghiệp (ngành mía đường) hơn 45 năm, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) Huỳnh Bích Ngọc chia sẻ, thời gian qua nhờ sự quan tâm sát sao của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các cấp chính quyền, nhiều chủ trương chính sách lớn về “tam nông” đã được triển khai mạnh mẽ, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch với giá trị cao. Nền nông nghiệp nước ta tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh biến động.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hồ Xuân Hùng cho rằng, trên thực tế số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đủ mạnh; cách huy động, kêu gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa thật sự tốt nên vẫn chưa có sức hấp dẫn, cuốn hút doanh nghiệp. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông còn chưa thật sự tốt, người nông dân vẫn bị động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Nêu rõ khó khăn, theo Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách, Nghiên cứu trưởng Chuỗi Chiến lược Dữ liệu quốc gia Lê Nguyễn Thiên Nga, việc tiếp cận để tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp nông nghiệp gặp nhiều vướng mắc. Quy hoạch vùng nguyên liệu còn thiếu ổn định, quá trình tích tụ đất nông nghiệp diễn ra chậm; bài toán tín dụng vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng. Nguồn giống cây trồng và vật nuôi phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu, trong khi các viện nghiên cứu trong nước chưa phát huy hiệu quả trong chuyển giao công nghệ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện cũng tồn tại nhiều bất ổn. Chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và các nhà phân phối chưa chặt chẽ; thách thức lớn đến từ chất lượng nguồn nhân lực. Các chính sách ưu đãi về đầu tư công nghệ trong nông nghiệp chưa đủ mạnh...

Hỗ trợ thiết thực về cả chính sách lẫn nguồn tài chính

Thời gian tới, ngành nông nghiệp hướng tới phát triển bền vững trong đó đẩy nhanh phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp số. Để thực hiện mục tiêu đó, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp rất cần có sự đồng hành từ cả Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và cả người nông dân.

Tổng Giám đốc Huỳnh Bích Ngọc kiến nghị, Chính phủ cần tiếp tục duy trì và mở rộng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước; nhất là các giải pháp bảo vệ ngành đường trước áp lực từ hàng hóa không chính ngạch, nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Cần có thêm các chương trình hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nông nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng cường các gói tín dụng ưu đãi, giúp bà con có nguồn vốn đầu tư vào vùng nguyên liệu. Đặc biệt, khuyến khích mô hình hợp tác công tư (PPP), đây sẽ là nền tảng quan trọng để tăng cường liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

“Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có những hỗ trợ về tài chính và chính sách cho doanh nghiệp” là đề xuất của Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH De Heus Việt Nam Nguyễn Quang Hiếu. Theo đó, cần đẩy mạnh tài trợ các dự án sáng tạo, giúp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường. Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị công nghệ cao. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục cấp phép và kiểm tra chất lượng sản phẩm, minh bạch quy trình đấu thầu và cấp phép các dự án nông nghiệp. Đẩy mạnh liên kết vùng, hỗ trợ chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã nông dân; tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics và kho bãi.

Tại Diễn đàn, các doanh nghiệp cũng mong muốn, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, hiệu quả hoạt động thông qua chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động...

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ cho người dân, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp để thực hiện các định hướng của Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhân là thành viên phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ chuyển đổi số và đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản...

Kinh tế

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.