Cần chính sách bảo vệ người lao động trước biến đổi khí hậu

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa cảnh báo, hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. Các chuyên gia khuyến cáo, Việt Nam cần thêm các chính sách bảo vệ người lao động trước những tác động tiêu cực này.

Việt Nam và các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng lớn

Dưới gầm cầu vượt đường Hoàng Quốc Việt - Bưởi (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mấy ngày nắng nóng dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 có thêm những bình nước mát từ thiện. Những người lao động tự do hay tài xế xe ôm công nghệ hay tập trung tại đây để tránh nắng.

Anh Lê Văn Năm (29 tuổi, quê Ngọc Lặc, Thanh Hóa) cho biết: "Nghỉ lễ, tôi cũng không về quê vì vợ đang nằm điều trị tại Bệnh viện Giao thông Vận tải. Những ngày này, nhiều nhà cần dọn dẹp vườn tược, sửa sang nội thất nên chúng tôi có thêm việc để làm. Dù nắng nóng nhưng có thu nhập để chi trả viện phí cho vợ, tôi cũng không nề hà".

Cũng như vậy, nhiều ngày gần đây, chị Mai Thị Thanh (39 tuổi, quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa), tiểu thương bán hàng rong đều phải cố gắng làm việc ngoài trời, không có ngày nghỉ lễ. "Tôi tranh thủ những ngày này để gánh hàng đi các địa điểm du lịch, nhiều người dân qua lại, mong muốn kiếm thêm chút nào hay chút đó, chứ không dám nghỉ" - chị Thanh cho biết.

Thế nhưng, dưới ánh nắng gay gắt, hơi nóng bốc lên từ mặt đường bê tông khiến chị Thanh cảm thấy mệt mỏi, mất sức khi phải hoạt động liên tục thời gian dài. Mỗi buổi trưa, chị Thanh lại về nhà trọ gần chợ đầu mối Long Biên nghỉ ngơi, lấy sức rồi mới lại rong ruổi quẩy hàng khắp các phố cổ tới tận tối mịt mới về.

Theo Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa, biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe của người lao động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ những đợt nắng nóng khắc nghiệt đến chất lượng không khí tồi tệ, người lao động phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, thường xuyên phải tiếp tục làm việc mà không có sự bảo vệ hoặc biện pháp khắc phục phù hợp, ngay cả khi điều kiện nguy hiểm.

Cần chính sách bảo vệ người lao động trước biến đổi khí hậu -0
Nguồn: ITN

Căng thẳng nhiệt (heat stress) có lẽ là thách thức rõ ràng nhất khi nhiệt độ tăng cao. Những người lao động ngoài trời trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, đánh bắt thủy sản và vận tải đặc biệt dễ bị tổn thương, phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ như say nắng.

Tuy nhiên, ngay cả người lao động trong nhà cũng có nguy cơ, đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt, hoặc làm việc trong không gian với hệ thống thông gió kém. Nhà máy, khu chế biến thực phẩm, lò gạch, hoặc kho hàng đều có thể nguy hiểm cho người lao động như việc lao động dưới trời nắng nóng.

"Không phải tất cả người lao động đều bị ảnh hưởng như nhau. Những người dễ bị tổn thương, lao động phi chính thức, người lao động di cư và những người với hoàn cảnh thiệt thòi là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất", bà Chihoko Asada-Miyakawa nói.

Bảo đảm nhất quán về thực thi chính sách

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, biến đổi khí hậu đang tạo ra "những mối nguy hiểm đáng kể về sức khỏe cho người lao động" như ung thư, bệnh hô hấp, rối loạn chức năng thận và các tình trạng sức khỏe tâm thần. Theo đó, đã có hàng nghìn ca tử vong liên quan đến nhiệt độ quá cao, bức xạ tia cực tím mặt trời, ô nhiễm không khí…

Theo Giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của ILO, năm 2022, Hội nghị Lao động Quốc tế đã nhất trí đưa "môi trường làm việc an toàn và lành mạnh" vào khuôn khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc của ILO.

Điều này có những tác động sâu sắc đến chính sách và thực tiễn. Hiện nay, có nhiều Chính phủ phải ban hành và thực thi luật pháp yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và sức khỏe lao động, thời gian nghỉ ngơi hợp lý và tiếp cận với trang bị bảo hộ cá nhân, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nguy hiểm cao.

Đáng chú ý, mặc dù một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã ban hành luật và hướng dẫn để giải quyết vấn đề nhiệt độ nóng quá mức tại nơi làm việc, nhưng việc bảo vệ người lao động khỏi các tác động khác của biến đổi khí hậu vẫn còn nhiều hạn chế. 

Ngoài ra, đối thoại xã hội giữa Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động cũng như các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực này là điều cần thiết để xây dựng các chính sách hiệu quả, thiết thực và linh hoạt ở cấp độ nơi làm việc. Đồng thời, sự phối hợp giữa các ban ngành của Chính phủ cùng với việc chuyển giao kiến thức và nâng cao năng lực là rất quan trọng để bảo đảm tính nhất quán và thực thi chính sách.

Chuyên gia ILO cũng khuyến nghị các sáng kiến về an toàn vệ sinh lao động cũng nên được tích hợp vào các chiến dịch y tế cộng đồng rộng lớn hơn. Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho người lao động và người sử dụng lao động sẽ giúp nuôi dưỡng văn hóa phòng ngừa và ứng phó. Các chương trình đào tạo về phòng ngừa và quản lý căng thẳng nhiệt, sức khỏe nghề nghiệp có thể giúp người lao động tự bảo vệ mình và đồng nghiệp khỏi rủi ro liên quan đến khí hậu. Các công đoàn có vai trò then chốt trong quá trình này.

Các chuyên gia cũng nêu cao vai trò của công đoàn và ngành lao động, bằng cách đấu tranh cho quyền lợi của người lao động và bảo đảm tiếng nói của họ được lắng nghe, họ có thể giúp thúc đẩy an toàn nơi làm việc và ủng hộ các chính sách công bằng, hợp lý nhằm thúc đẩy những thay đổi tích cực.

Đời sống

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.