Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước

Cải cách mạnh mẽ lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận sáng nay, 27.10, ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu thực trạng bỏ việc, nghỉ việc trong khu vực công có xu hướng gia tăng "vừa là thách thức, vừa là cơ hội" để Chính phủ đánh giá và hoàn thiện hoạt động quản trị. Đồng thời đề nghị, thực hiện mạnh mẽ cải cách lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp trong thứ bậc hành chính. Hoàn thiện hệ thống thi tuyển công chức, viên chức và cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý. Quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một cơ chế lương thích hợp và linh hoạt trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc.

Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ trên tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa

Theo đại biểu Tô Văn Tám, báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 đã thể hiện 12 thành quả nổi bật, chỉ ra 10 hạn chế, tồn tại, khó khăn; 6 bài học kinh nghiệm; 11 nhiệm vụ, giải pháp cho những tháng cuối năm 2022 và 12 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. "Điều này cho chúng ta cảm nhận đây là một báo cáo đầy đủ, dày dặn, thẳng thắn và không né tránh. Điểm sáng đáng lưu ý đó là tăng trưởng kinh tế đạt 8%, vượt mục tiêu đề ra là 6 - 6,5%; 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt, kiểm soát được lạm phát, thành quả giảm nghèo được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, chính trị - xã hội ổn định", đại biểu Tô Văn Tám nhấn mạnh.

Cải cách mạnh mẽ lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp -0
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Cùng với đó, công tác hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính vẫn được coi là một đột phá chiến lược quan trọng. Công tác này luôn được Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ trên tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình và 17 văn bản quy phạm pháp luật khác đã tạo khung pháp lý tốt cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đường lối đối ngoại rộng mở, mềm dẻo, linh hoạt đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mặc dù tình hình thế giới đầy biến động, tranh chấp lịch sử, khác biệt về thể chế nhưng chúng ta vẫn giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới. Vào ngày 11.10.2022, nước ta đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, với gần 80% số phiếu ủng hộ. Cử tri và dư luận đánh giá cao những thành tựu này, đại biểu Tô Văn Tám nói.

Tình trạng bỏ việc, nghỉ việc trong khu vực công có xu hướng gia tăng

Trong các bài học kinh nghiệm được rút ra, đại biểu Tô Văn Tám nêu rõ, có vấn đề quan trọng là phát huy nhân tố con người trên tinh thần nâng cao ý thức trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, tiên phong, gương mẫu nói đi đôi với làm. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như thế là yếu tố có tính quyết định cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong khu vực công của nền hành chính nhà nước.

Khi nhìn nhận các tồn tại, hạn chế, Báo cáo Chính phủ có nêu, tình trạng bỏ việc, nghỉ việc trong khu vực công có xu hướng gia tăng - đây là một thực tế. Từ năm 2020 đến tháng 6.2022 đã có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc chuyển tiếp, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Đây là một vấn đề đặt ra cho hoạt động quản trị của Chính phủ. Thẳng thắn nhìn vào thực tế này, trả lời cho câu hỏi "nhìn nhận bản chất của thực trạng này như thế nào", theo đại biểu Tô Văn Tám, có "mấy điểm đáng lưu ý".

Trước hết, đây là xu hướng không chỉ ở nước ta mà một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đã chứng kiến xu hướng chuyển dịch nhân sự ra khỏi khu vực công.

Thứ hai, những người ra khỏi khu vực công vẫn tiếp tục cống hiến công sức, năng lực của mình cho xã hội.

Thứ ba, nguyên nhân của hiện tượng này là vấn đề tiền lương, thu nhập và môi trường làm việc. Thực tế cho thấy, tiền lương và thu nhập trong khu vực công thường thấp hơn nhiều so với khu vực ngoài và thường phản ứng chậm trước yêu cầu tăng thu nhập, bởi ràng buộc của các quy định pháp lý. Trong khi các quy định này lại thường có độ trễ so với yêu cầu của thực tiễn và khả năng cân đối ngân sách. Tuy nhiên, "nếu coi đây là căn nguyên duy nhất của vấn đề thì có lẽ cũng chưa hẳn đã là như thế, bởi có nhiều cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc, chuyển việc không phải chỉ vì thu nhập thấp mà còn do áp lực của công việc quá lớn. Đối với nhiều người trẻ thì họ muốn ưu tiên phát triển bản thân hơn là một việc làm, một chỗ ngồi ổn định trong khu vực công", đại biểu Tô Văn Tám nói.

Thứ tư, khu vực công và khu vực tư đều yêu cầu tri thức, tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo, tính hiệu quả. Tuy nhiên, trong khu vực công thì yêu cầu về trách nhiệm không chỉ trong công việc mà còn là trách nhiệm trước Nhân dân, với tư cách là đối tượng mà cán bộ, công chức phải phụng sự. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Cán bộ, công chức là công bộc của dân. Với yêu cầu này thì sự hài hòa giữa thu nhập và việc thực hiện vai trò là công bộc của dân là hết sức cần thiết. "Hiện tượng chuyển dịch này vì thế vừa là thách thức, vừa là cơ hội để Chính phủ đánh giá và hoàn thiện hoạt động quản trị của mình", đại biểu Tô Văn Tám nêu rõ.

Từ góc nhìn nêu trên, đại biểu Tô Văn Tám tán thành với các giải pháp xử lý tình trạng này của Chính phủ và đề nghị thực hiện mạnh mẽ cải cách lề lối làm việc theo hướng phân cấp mạch lạc cho các cấp trong thứ bậc hành chính. Đồng thời, xử lý hợp lý các vấn đề về tổ chức bộ máy và biên chế để khắc phục các vấn đề trong công việc; bổ sung, hoàn thiện cơ chế giải quyết công việc, cơ chế chính sách trong môi trường cống hiến, cơ hội thăng tiến công bằng và minh bạch.

Cùng với đó, cần hoàn thiện hệ thống thi tuyển công chức, viên chức và cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý. Quan tâm đúng mức đến thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một cơ chế lương thích hợp và linh hoạt trên cơ sở giá trị lao động, giá trị tri thức, trách nhiệm và hiệu quả công việc. Cụ thể hóa đầy đủ và kịp thời Kết luận số 14-KL/TW ngày 22.9.2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Thời sự Quốc hội

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.