Các cam kết giữa Việt Nam và ILO về cơ bản được hiện thực hóa và đưa vào pháp luật của đất nước

Ngày 29.6, tại Trụ sở Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có buổi tiếp và làm việc cùng ông Gilbert F. Houngbo, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế -0
Toàn cảnh buổi tiếp và làm việc

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi một số nội dung về vấn đề việc làm bền vững, cập nhật một số tiến triển về pháp luật lao động, tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế và các định hướng phát triển trong tương lai.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự hỗ trợ của ILO cho Việt Nam, đặc biệt là quá trình hợp tác và cùng phát triển giữa Bộ LĐTBXH và ILO trong những năm vừa qua. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định: “Việt Nam là một thành viên hoạt động tích cực và có trách nhiệm của ILO. Các cam kết giữa Việt Nam và ILO về cơ bản đều được hiện thực hóa và đưa vào pháp luật của đất nước”.

Chia sẻ về quá trình hợp tác, Bộ trưởng cho biết, ILO đã hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu và xây dựng Bộ luật Lao động lần đầu tiên năm 1994, sửa đổi năm 2012 và năm 2019. Nhờ những hỗ trợ hiệu quả của ILO, Bộ luật Lao động 2019 đã rất tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Những hỗ trợ kỹ thuật của ILO trong thực hiện các dự án về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, quan hệ lao động, giảm thiểu lao động trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới cũng rất hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển xã hội của Việt Nam.

“Trong thời gian qua, ILO đã tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cũng như Bộ LĐTBXH rất nhiều. Giống như cả hai đang chung một chiếc thuyền hướng tới việc làm xanh, việc làm thỏa đáng, việc làm bền vững và nhất là đảm bảo thực hiện Tuyên bố năm 1998 của ILO”, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH nói.

Ngoài ra, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng bày tỏ sự ủng hộ với các sáng kiến của ILO và Liên Hợp quốc, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh các quốc gia phục hồi hậu Covid-19, đặc biệt là hai sáng kiến “Khuôn khổ toàn cầu thúc đẩy Việc làm và An sinh xã hội cho chuyển đổi công bằng” và “Liên minh toàn cầu về Công bằng xã hội” mà Việt Nam đang nghiên cứu để có thể tham gia.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế -0
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại cuộc làm việc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mong muốn, thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ ILO trong quá trình thực hiện Chương trình hợp tác Việt Nam - ILO về Việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022 – 2026, với một số công việc ưu tiên thực hiện như: sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Công đoàn và tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam… Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng mong muốn ILO sẽ tập trung nguồn lực, hơn hết là việc hỗ trợ chuyên gia nghiên cứu để tiến tới phê chuẩn Công ước số 87 và thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách việc làm.

Tại cuộc làm việc, ông Gilbert F. Houngbo, Tổng Giám đốc ILO cho biết, đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng Giám đốc ILO kể từ khi Việt Nam tái gia nhập ILO năm 1992. Thông qua chuyến thăm này, ILO thể hiện coi trọng vai trò, vị thế, đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động chung trên toàn cầu về lao động, việc làm, an sinh xã hội và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

“Nhân chuyến thăm lần này, ILO rất muốn lắng nghe và học tập kinh nghiệm từ Việt Nam về Dự án Betterwork để có thể chia sẻ với các quốc gia khác. Dự án này đã được triển khai từ năm 2010 và đang mở rộng sang các lĩnh vực liên quan tới công nghệ thông tin”, ông Gilbert F. Houngbo chia sẻ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế -0
Tổng Giám đốc ILO Gilbert F. Houngbo cùng các cộng sự của ILO tại Việt Nam

Theo Tổng Giám đốc ILO, hiện nay, Việt Nam và ILO bắt đầu triển khai Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022 – 2026 được thiết kế dựa trên các ưu tiên chiến lược quốc gia thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021- 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch chung Một Liên Hợp quốc tại Việt Nam giai đoạn 2022 – 2026. 

Theo đó, người dân được hưởng lợi công bằng và đóng góp vào chuyển đổi kinh tế bền vững, bao trùm và có trách nhiệm giới dựa trên đổi mới, sáng tạo, làm chủ kinh doanh, nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và việc làm thỏa đáng. Ngoài ra, người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ xã hội và hệ thống an sinh xã hội có tính bao trùm, có trách nhiệm giới, nhạy cảm với người khuyết tật, công bằng, chi phí hợp lý và có chất lượng, với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững và trao quyền cho người dân để giúp họ phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Bên cạnh đó, người dân được hưởng lợi và đóng góp vào một xã hội công bằng, an toàn và bao trùm hơn dựa trên nền tảng quản trị công được cải thiện, các thể chế phản hồi nhanh hơn, tăng cường pháp quyền, tăng cường bảo vệ và tôn trọng quyền con người, bình đẳng giới và loại trừ mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Trong tương lai, Tổng Giám đốc ILO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tất cả các vấn đề liên quan tới việc làm, bảo vệ quyền lợi người lao động. Đồng thời, ông ông Gilbert F. Houngbo cũng mong muốn có thể hợp tác cùng Việt Nam để thực hiện các sáng kiến của ILO và Liên Hợp quốc về thúc đẩy việc làm toàn cầu, nhất là việc kết hợp các ưu thế của cả hai bên để phát triển đồng đều và tập trung tới ba sáng kiến về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.