Thừa Thiên Huế trên đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Bứt phá hoàn thành kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025

Kỳ họp chuyên đề lần Thứ 13 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua nhiều nghị quyết liên quan đến đầu tư công, phát triển lâm nghiệp, giáo dục, chính sách hỗ trợ giảm nghèo…đặc biệt là điều chỉnh, mở rộng phạm vi Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố Đô Huế đã được HĐND tỉnh thông qua. 

Triển khai di dời hơn 5.000 hộ dân

Theo tờ trình của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay đã triển khai di dời hơn 5.000 hộ dân thuộc dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (giai đoạn 1). Việc tiếp tục thực hiện dự án giai đoạn 2 để di dời các hộ dân còn lại trong khu vực Kinh thành và các khu vực di tích quần thể di tích Cố đô Huế nằm ngoài hệ thống Kinh thành là cần thiết.

Dự án cầu qua cửa biển Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: ITN
Dự án cầu qua cửa biển Thuận An, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn: ITN

UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh, mở rộng phạm vi Đề án để hướng đến mục tiêu, từ năm 2019 - 2023 (giai đoạn 1) hoàn thành di dời dân cư, giải phóng mặt bằng phạm vi di tích Kinh Thành Huế gồm 11 khu vực; hoàn thành 10 dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ tổng diện tích 82,77ha phục vụ tái định cư.

Từ năm 2023 - 2025 (giai đoạn 2 - điều chỉnh, mở rộng) sẽ hoàn thành di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại 19 khu vực; hoàn thành khu dân cư phục vụ giải phóng mặt bằng có diện tích khoảng 9,04ha phục vụ tái định cư có diện tích 4,22ha.

Liên quan đến tổng nhu cầu đất tái định cư phục vụ di dời dân cư dự án Bảo tồn, tu bổ tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế, HĐND tỉnh cũng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ (khu vực 11).

Mục tiêu nhằm tạo quỹ đất tái định cư giải phóng mặt bằng phục vụ dự án di dời dân cư tại khu vực I di tích kinh thành Huế và các khu vực di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế nằm ngoài Kinh thành Huế; đồng thời đáp ứng nhu cầu tái định cư một số dự án trên địa bàn TP. Huế... Dự án có tổng mức đầu tư 75,97 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án trọng điểm

Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh cũng cơ bản thống nhất với dự kiến nhu cầu kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 của UBND tỉnh.

Thừa Thiên Huế xác định năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, hướng đến thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị. Vốn đầu tư công sẽ tập trung để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, có tính kết nối và lan tỏa.

Dự kiến nhu cầu kế hoạch đầu tư công năm 2024 là 6.974,563 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương: 3.752,310 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương là 2.391,594 tỷ đồng. Năm 2024, khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh đạt khoảng 32.000 - 34.000 tỷ đồng.

Trong đó, tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực để tạo đột phá trong thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân, trong và ngoài nước để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh. Các chính sách, quy định pháp luật về đầu tư công, xây dựng cơ bản đã được ban hành, ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đầu tư phát triển... Ngoài ra, kế hoạch năm 2024 thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia hơn 1.000 tỷ đồng.

Tờ trình của UBND tỉnh cũng xác định những khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển năm 2024 như, nguồn lực đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất dự kiến gặp nhiều khó khăn do sự biến động của thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp bất động sản và xây dựng gặp khó khăn.

Việc huy động vốn khó khăn cùng với lãi suất ngân hàng cao, các nhà thầu địa phương không đủ năng lực cạnh tranh và bảo đảm tiến độ thi công các gói thầu lớn. Về thu hút đầu tư, tuy số lượng các dự án có tăng nhưng vẫn chưa thu hút được các dự án lớn, có chất lượng để tạo sự đột phá. Một số dự án chậm tiến độ ảnh hưởng đến sự phát triển và môi trường đầu tư của tỉnh. Đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính không cao, dễ bị tác động từ các yếu tố bất lợi của nền kinh tế - xã hội.

Địa phương

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024
Địa phương

Các tỉnh phía Nam tăng tốc hoàn thành 10 công trình lưới điện 110kV dịp cuối năm 2024

Những ngày cuối năm 2024, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã hoàn thành và đưa vào vận hành 10 công trình lưới điện 110kV tại các tỉnh phía Nam, với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình này kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, đồng thời hỗ trợ giải tỏa công suất từ các nguồn năng lượng tái tạo trong khu vực.

Năm 2025 tiếp tục đầu tư hạ tầng, mở thêm tuyến xe buýt mới tại TP. Cần Thơ
Địa phương

Năm 2025 tiếp tục đầu tư hạ tầng, mở thêm tuyến xe buýt mới tại TP. Cần Thơ

Năm 2024, các tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ và một số tỉnh lân cận đang phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân. Năm 2025, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị tiếp tục nghiên cứu mở tuyến mới, đầu tư hạ tầng, nhằm phục vụ tốt nhất cho hành khách khi đi xe buýt.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên
Xã hội

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên

Nằm ở vị trí ở trung tâm vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển, đặc biệt là Nghị quyết số 72/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho TP. Buôn Ma Thuột. Chứng kiến Buôn Ma Thuột đổi thay từng ngày, vươn lên thành đô thị hiện đại, đời sống người dân được nâng lên là niềm vui chung của cả Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân nơi đây. 

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế
Trên đường phát triển

Phấn đấu đạt mục tiêu 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 có 96% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 85 - 90%, tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp người dân thấy được lợi ích khi tham gia BHYT, hướng đến bao phủ BHYT toàn dân.

Bài cuối: Chủ trương lớn sẵn sàng cho kỷ nguyên mới
An ninh cơ sở

Bài cuối: Chủ trương lớn sẵn sàng cho kỷ nguyên mới

Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong thời gian qua, lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình đã tăng cường sức chiến đấu, nâng cao năng lực với tiêu chí “huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, từ đó sẵn sàng cùng toàn Đảng, toàn dân bước vào kỷ nguyên mới.

Địa phương đầu tiên thí điểm áp dụng đồng bộ Tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 tại chính quyền cấp huyện
Địa phương

Địa phương đầu tiên thí điểm áp dụng đồng bộ Tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 tại chính quyền cấp huyện

Hội nghị sơ kết duy trì, mở rộng thí điểm áp dụng đồng bộ Tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 tại chính quyền địa phương thành phố Hải Phòng và trao Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng của Văn phòng Thành ủy Hải Phòng phù hợp với yêu cầu Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vừa được Sở Khoa học và Công nghệ thành phố tổ chức.

Hà Nội chú trọng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong xây dựng NTM
Trên đường phát triển

Gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bên cạnh phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố Hà Nội chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Do đó, diện mạo nông thôn mới ở nhiều địa phương có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại tạo nên không gian sống thân thuộc, yên bình cho người dân. Việc quan tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp cũng là cách để người dân địa phương tích cực, tự giác hơn trong xây dựng nông thôn mới.

Bài 1: Đổi thay từ chủ trương bố trí cán bộ đứng đầu tại cơ sở
An ninh cơ sở

Bài 1: Đổi thay từ chủ trương bố trí cán bộ đứng đầu tại cơ sở

Chủ trương bố trí lãnh đạo không là người địa phương được nêu từ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25.01.2002 của Bộ Chính trị (khoá IX) “Về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý”, trong đó có nội dung “thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương”. Từ năm 2019 đến nay, với quyết tâm chính trị và hành động cụ thể, 100% trưởng Công an cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không là người địa phương, tạo động lực cho sự đổi mới, cải thiện tình hình an ninh, trật tự, tạo bình yên cho nhân dân.

Tỉnh Ninh Bình quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện
Trên đường phát triển

Để trẻ em nghèo được chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện

Để giúp các em, nhất là những trẻ em nghèo được bảo vệ, chăm sóc và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa như: triển khai các chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, có chính sách trợ giúp về y tế, giáo dục, tư pháp...