Bước vào không gian cổ tích

Bên cạnh những câu chuyện hấp dẫn mang đậm màu sắc dân gian Đức, tuyển tập "Truyện cổ Grimm" còn kèm theo minh họa màu sinh động, giúp các em nhỏ hình dung rõ nét hơn về không gian cổ tích Grimm màu nhiệm, li kì, đầy ắp bất ngờ.

Niềm đồng cảm ấm áp

Ở nước ta, truyện cổ Grimm được biết đến từ lâu, khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhưng chủ yếu qua tiếng Pháp, cùng lúc với các tác phẩm của Goethe (Faust, Nỗi đau của chàng Werther), Schiller (Tên cướp), Heine (Nước Đức, một truyện cổ tích mùa đông), Hoffmann (Gia đình họ Hạ)… Ngoài bản tiếng Pháp, truyện cổ Grimm cũng được biết đến qua tiếng Trung. 

Trong giao lưu văn hóa Việt - Đức, truyện cổ Grimm ngày càng được giới thiệu mạnh mẽ và đầy đủ. Đã có không ít người tham gia vào công việc này, có thể kể đến nhà văn hóa Hữu Ngọc, đặc biệt là nhà nghiên cứu văn học dân gian Đức Lương Văn Hồng đã có công lớn làm cho văn bản sát nghĩa hơn với nguyên bản. 

Ấn bản mới nhất của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam được dịch từ nguyên bản tiếng Đức

Ấn bản mới nhất của Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam được dịch từ nguyên bản tiếng Đức

Suốt thời gian ấy, truyện cổ Grimm đã sống trong lòng nhiều thế hệ độc giả Việt. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, GS. Chu Xuân Diên nhận định, đọc truyện cổ Grimm, độc giả không những thấy lòng mình ấm áp hẳn lên vì nội dung nhân đạo, trí óc mình sắc sảo thêm lên vì những kinh nghiệm về cuộc sống dồi dào, cảm quan thẩm mỹ được thỏa mãn vì nghệ thuật kể chuyện trong sáng mà hấp dẫn. Đọc Truyện cổ Grimm độc giả Việt Nam còn được hưởng niềm vui thích đôi khi đến ngạc nhiên, vì thấy trong nhiều truyện, nhân dân hai nước Đức và Việt Nam có nhiều điểm giống nhau, thậm chí giống nhau đến kỳ lạ.

Chẳng hạn, so sánh truyện Cô Lọ Lem (Đức) với truyện Tấm Cám (Việt), giống nhau không những về chủ đề, cốt truyện, mà cả nhiều chi tiết. Sự giống nhau về kiểu truyện như thế còn gặp giữa truyện Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán (Việt) và truyện Những con vật biết ơn (Đức)... Tại sao lại có những sự giống nhau như vậy? GS Chu Xuân Diên lý giải: "Có thể do nhân dân lao động hai nước cùng có những nét chung về kinh nghiệm sống, cùng có chung những ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, trong đó cái thiện thắng cái ác, sự thật thắng gian dối, trong đó lao động sáng tạo và lòng tốt đối với nhau là cơ sở của mối quan hệ giữa con người với con người. Chính sự giống nhau này cũng là nguyên nhân làm cho độc giả Việt Nam từ lâu và mãi mãi sẽ vẫn còn yêu thích Truyện cổ Grimm như đã yêu thích kho tàng truyện cổ tích của chính dân tộc mình”.

Sức hấp dẫn đặc biệt

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa giới thiệu tới độc giả tuyển tập Truyện cổ Grimm được dịch giả Trần Đương chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Đức, với phiên bản bìa hoàn toàn mới. Cuốn sách dày hơn 400 trang được đầu tư phần bìa cứng sắc màu, do họa sĩ Kim Duẩn vẽ. 

Những câu chuyện ấn tượng trong cuốn sách như: Chu du thiên hạ để học rùng mình, Chú bé tí hon, Cô Một Mắt, cô Hai Mắt, cô Ba Mắt, Sáu con thiên nga, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Nàng công chúa ngủ một trăm năm, Bàn ơi, trải khăn, bày thức ăn đi... Theo dịch giả Trần Đương, ở đó, chúng ta sẽ bắt gặp những ước mơ, niềm khát vọng của con người thuở xa xưa. Đó cũng là nét chung nhất trong các truyện cổ của mọi dân tộc, là sức hấp dẫn mãnh liệt đối với các bạn nhỏ ở mọi thế hệ.

"Giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, tôi và 148 thiếu nhi Việt Nam ở lứa tuổi từ 8 - 13 được sang Đức học. Trong những bài học đầu tiên, có truyện cổ Grimm - có thể coi là dấu hiệu ban đầu trong quá trình tiếp xúc với văn hóa và ngôn ngữ Đức. Để rồi, càng đọc tôi càng nhận ra giá trị của các câu truyện. Ấy là những ước mơ được vui sống, khát vọng chất phác nhưng thấm đẫm chất nhân văn của con người trong lao động, trong cuộc sống bình thường. Chất phác, bình dị, song dường như đó là khởi nguồn cho nhân loại từ xa xưa đến hôm nay, mãi mãi không hề thay đổi", dịch giả Trần Đương nói.

Văn hóa

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.