Bộ Y tế lên tiếng vụ bệnh nhân "tố" bác sĩ "tắc trách" tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Liên quan đến câu chuyện của sản phụ Q.A (sinh năm 1997, quê Bắc Giang) về quá trình điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang gây xôn xao trên mạng xã hội, ngày 22.2, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu bệnh viện kiểm tra, xác minh và báo cáo.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được thông tin trên báo chí phản ánh về sự cố y khoa đối với trường hợp bà Q.A. (28 tuổi, cư trú tại Bắc Giang) khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Để kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế về sự cố y khoa nêu trên, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đề nghị bệnh viện kiểm tra, xác minh thông tin báo đăng và báo cáo về Bộ Y tế (qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) trong ngày 25.2.

Bệnh viện cũng cần khẩn trương rà soát quá trình khám bệnh, chữa bệnh đối với bà Q.A. tại bệnh viện, cung cấp đầy đủ thông tin tới bệnh nhân và các cơ quan truyền thông đại chúng.

Đồng thời, yêu cầu cơ sở rà soát việc ban hành và thực hiện các quy trình chuyên môn trong công tác khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, kịp thời chấn chỉnh các điểm tồn tại, bất cập (nếu có), báo cáo Bộ Y tế.

z6340492175494-bfbeac1e1ee79572d14b525b9d1df89c.jpg
Bài đăng của chồng sản phụ được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, theo thông tin trên mạng xã hội cho thấy người chồng sản phụ kể về hành trình điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương khi vợ anh nhập viện hôm mùng 2 Tết trong tình trạng thai 25 tuần, đau bụng liên tục.

Sản phụ Q.A. cho biết, ngày 27.1 (tức 28 Tết Nguyên đán), khi đang mang thai ở tuần 20, chị bị ngắn cổ tử cung nên được khâu vòng. Đến tuần 24, chị A. có biểu hiện đau bụng nên nhập bệnh viện tỉnh Bắc Giang, tại đây, chị được chẩn đoán có cơn đau chuyển dạ không đẻ. Chị A. được các bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị, đồng thời bác sĩ tiêm 2 mũi trưởng thành phổi, ngậm thuốc giảm co.

Đến mùng 2 Tết, tình trạng chị không thuyên giảm, các cơn đau dồn dập, nên được bác sĩ chuyển lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương điều trị. Do thời điểm Tết, nên bệnh viện chỉ có bác sĩ trực cấp cứu. Mọi chuyện bình thường cho đến mùng 3 Tết, chị A. xuất hiện những cơn đau quằn quại.

Gia đình liền gọi bác sĩ cấp cứu và được gợi ý truyền thuốc Tractocile (thuốc được sử dụng để làm chậm quá trình sinh non - PV), 9 ống truyền 2 ngày hết 22 triệu đồng.

"Ngỡ rằng mọi chuyện đã ổn cho đến mùng 6 Tết, khi các bác sĩ đi làm bình thường trở lại. Lúc đó bác sĩ thăm khám lại và kết luận tôi có dấu hiệu sinh non không rõ ràng, nằm viện 1-2 ngày, nếu không sao có thể ra viện. Tuy nhiên tối hôm đó, tôi tiếp tục xuất hiện những cơn đau, kèm ra dịch nhầy cùng máu hồng. Bác sĩ tiếp tục chỉ định truyền thuốc để ổn định", chị A. kể lại.

Sáng mùng 7 Tết, bác sĩ đi buồng thấy chị A. đang được truyền thuốc Tractocile và nói với tình trạng của sản phụ chưa đến mức phải truyền. Sau đó bác sĩ từ chối khám lại vì đang truyền thuốc. Gia đình chị Q.A. có giải thích tuy nhiên bệnh nhân vẫn không được thăm khám mà chỉ cho ngậm thuốc để thay thế thuốc truyền.

"Đêm đó, tôi liên tục xuất hiện cơn đau gò quá mức chịu đựng. Thậm chí, có tình trạng ướt giường như vỡ ối, phải đóng bỉm. Tuy nhiên, khi khám bác sĩ chỉ kết luận là “khí hư” và tiếp tục theo dõi", chị A kể.

Sáng mùng 8 Tết mặc dù cơn đau có dịu lại nhưng chị A. vẫn gặp tình trạng ra rất nhiều máu. Lúc này bác sĩ đi buồng nghi rỉ ối và cho lấy máu xét nghiệm. “Ngay tối hôm đó tôi lại xuất hiện những cơn đau, tuy nhiên tôi nhất quyết không truyền thêm thuốc để mong sáng được bác sĩ chính khám. Bởi nếu truyền thuốc bác sĩ không khám cho. Sáng hôm sau, bác sĩ khám và thông báo kết quả khám bình thường", chị A. chia sẻ.

Linh tính bản thân gặp vấn đề và đứa con trong bụng đang bất ổn, chị A. yêu cầu xin chuyển viện. Mặc dù theo lời kể chị A. lúc đó chị được các bác sĩ làm “công tác tư tưởng” và yêu cầu lấy máu xét nghiệm thêm lần nữa, nhưng chị đã từ chối và ký giấy cam kết tự nguyện.

Chiều mùng 9 Tết, ngay sau khi chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chị Q.A. được bác sĩ kết luận ối cạn, màu nước ối đục như nước thịt, nếu muộn hơn sẽ hỏng luôn tử cung. Bác sĩ cho biết trong mọi trường hợp họ sẽ ưu tiên cứu mẹ.

“Nghe xong chân tay cả tôi và chồng bủn rủn. 3h chiều tôi được cắt chỉ khâu tử cung, kịp truyền 2 lọ kháng sinh. Đến 9h tối tôi sinh bé. Em bé bị nhiễm khuẩn theo mẹ, nằm lồng kính truyền kháng sinh 7 ngày, sau đó cắt được 2 ngày thì tình trạng nhiễm khuẩn tiếp tục tái lại, con tôi lại tiếp tục sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó là thuốc thu nhỏ động mạch tim. Tuy nhiên, tình trạng càng tệ hơn khi bé bị suy thận không tiểu được. 3h sáng ngày 20.2, em bé mất”, chị A. cho hay.

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tối 21.2, GS.TS. Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết đã cho kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy trình khám bệnh cho bệnh nhân cho thấy bệnh viện đã làm đúng.

Theo đó, ngay khi bệnh nhân vào viện đã dọa đẻ non, ra máu và rỉ ối làm tăng độ nhiễm trùng. Các bác sĩ tiên lượng đây là một ca rất khó trong dọa đẻ non, khó có khả năng giữ thai. Bệnh nhân đã được điều trị theo đúng phác đồ với thuốc tốt nhất. Với ca bệnh này, phải rất hạn chế khám.

GS Ánh nhấn mạnh: “Bệnh viện Phụ sản Trung ương đang rà soát, xem xét lại, bất kể ai có thái độ sai, không đúng với bệnh nhân sẽ xử lý nghiêm. Nhưng về chuyên môn tôi khẳng định rằng, các bác sĩ không thể có thái độ nào gây ra hậu quả cho bệnh nhân. Bệnh viện xin tiếp thu tất cả ý kiến của nhân dân để công tác chăm sóc người bệnh ngày một tốt hơn. Nếu chỗ nào chưa làm hài lòng bệnh nhân thì chúng tôi cũng xin rút kinh nghiệm sâu sắc".

Sức khỏe

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo rút ngắn tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
Sức khỏe

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo rút ngắn tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Thành Long sau khi cùng đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra và có buổi làm việc với Bộ Y tế về cơ chế, giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 các bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức chiều ngày 19.2.

Bệnh viện Bạch Mai: Người dân đặt lịch khám chỉ cần đến trước 15 phút sẽ được khám bệnh
Sức khỏe

Bệnh viện Bạch Mai: Người dân đặt lịch khám chỉ cần đến trước 15 phút sẽ được khám bệnh

Đó là một trong những mục tiêu mà Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đặt ra trong năm 2025. Theo đó, người bệnh có hẹn lịch sẽ được khám sau 15 phút có mặt tại bệnh viện và nhóm người bệnh có yêu cầu khám, hội chẩn với chuyên gia nước ngoài sẽ được thực hiện ngay.

Bệnh nhân tuyến giáp không nhất phải khám vào buổi sáng
Sức khỏe

Bệnh nhân tuyến giáp không nhất phải khám vào buổi sáng

Để giúp người bệnh tuyến giáp đồng hành cùng các cơ sở y tế trong nỗ lực giảm tải và đỡ vất vả cho chính người bệnh  trong quá trình khám bệnh, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai đã phân tích và đưa ra lời khuyên để mọi người lựa chọn thời gian thăm khám trong ngày cho phù hợp.

Toàn cảnh Hội thảo
Sống khỏe

Tạo hành lang pháp lý cho “liệu pháp” tế bào và gene trong y khoa

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm y tế từ liệu pháp tế bào, gene, tế bào gốc… để chăm sóc sức khỏe của người dân nước ta rất lớn, nhiều người phải ra nước ngoài để thực hiện các kỹ thuật và sử dụng các sản phẩm này; đại diện doanh nghiệp cho rằng, dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cần kiến tạo hành lang pháp lý cho vấn đề này.

Trẻ bị cúm có nên dùng Tamiflu điều trị?
Sức khỏe

Trẻ bị cúm có nên dùng Tamiflu điều trị?

Tamiflu đã được phê duyệt sử dụng vào năm 1999 để sử dụng cho trẻ em từ 2 tuần tuổi trở lên. Mặc dù, các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ nên được coi là an toàn để sử dụng, tuy nhiên cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc.

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng
Tin tức

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway - Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn khỏe mạnh hơn - công bố hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Hai bên chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại trụ sở Tập đoàn Amway (Michigan, Mỹ). Sự kiện này đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu dinh dưỡng, thúc đẩy trao đổi chuyên môn và tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.