Bộ Y tế hướng dẫn biện pháp xử lý nước phòng chống bệnh truyền nhiễm

Bộ Y tế vừa ra hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý nước nhằm phòng chống các dịch, bệnh lây qua đường nước như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn trước tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra.

Theo Bộ Y tế, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, năm 2023 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nắng nóng, hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng sẽ xảy ra. Hiện nay, nắng nóng gay gắt bắt đầu xuất hiện tại nhiều địa phương trong cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn xử lý nước bằng các biện pháp đơn giản áp dụng cho những hộ gia đình chưa được cấp nước sạch từ các cơ sở cung cấp nước tập trung, hoặc trong trường hợp khẩn cấp (như lũ lụt, hạn hán) không có nước sạch để sử dụng nhằm phòng chống các dịch, bệnh lây qua đường nước như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Theo đó, người dân nên chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý theo các bước sau đây. 

Hướng dẫn biện pháp xử lý nước phòng chống bệnh truyền nhiễm -0
Xử lý nước có vai trò quang trọng trong phòng bệnh truyền nhiễm (nguồn ITN)

Bước 1: Làm trong nước

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

Làm trong nước bằng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cô tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

Bước 2: Khử trùng nước

Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước, có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

Đối với hộ gia đình thường khử trùng nước bằng Cloramin B, được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau, phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g, hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước trong, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.

Đối với nguồn nước cấp cho tập thể, hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng thì khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, clorua vôi), và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Theo đó, cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

Đối với việc khử trùng bằng hóa chất bột thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn, lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramin hoạt tính trong l lít nước.

Đối với bột Cloramin B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần hòa tan 3g bột Cloramin B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể, hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Bộ Y tế lưu ý, nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được; không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.

Sau khi khử trùng, ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng; nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi rồi mới sử dụng.

Việc khử trùng nước bằng hóa chất bột cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các cán bộ y tế có chuyên môn. Trước khi tiến hành khử trùng cần kiểm tra hạn sử dụng của hóa chất, nên sử dụng hóa chất còn hạn sử dụng để đảm bảo liều lượng và hiệu quả khử trùng.

Việc đun sôi nước chỉ sử dụng để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi. Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống. Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng…

Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau, nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm tra của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Người dân lưu ý nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Xã hội

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư
Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư

Theo Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Bên cạnh đó, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Song, để bảo đảm phát triển bền vững, cần có những chính sách hỗ trợ người di cư, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, làm việc. 

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Bước tiến lớn về chuyển đổi số, đổi mới quy trình

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam luôn tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi số, đổi mới quy trình và cung cấp Dịch vụ công trực tuyến. Tích cực triển khai bồi dưỡng nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về chuyển đổi số. Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 là minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn ngành.

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Bám sát chỉ đạo, triển khai hiệu quả các giải pháp

Vừa qua, tại trụ sở Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ chuyên môn năm 2025 với BHXH 9 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã triển khai, tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng được ngành, địa phương giao.

Tổng tỷ suất sinh ước tính năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ
Đời sống

Cần chính sách đồng bộ và hiệu quả

Tình hình mức sinh thấp tại nhiều địa phương hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để duy trì mức sinh thay thế, cần có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị "Tổng kết công tác dân số 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025" do Bộ Y tế tổ chức sáng 27.12.

TP. Hồ Chí Minh triển khai nhiều chính sách dân số nhằm cải thiện mức sinh thấp
Xã hội

Trợ lực từ chính sách dân số

Theo ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP. Hồ Chí Minh, thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức về dân số, đặc biệt là mức sinh thấp và già hóa dân số. Để giải quyết những vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có chính sách khen thưởng, hỗ trợ về dân số nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con và hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính sách này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình mà còn góp phần nâng cao chất lượng dân số, hướng tới sự phát triển bền vững.

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình
Xã hội

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình

Để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa gia đình, hạn chế những hệ lụy tiêu cực, trước hết cần truyền thông một cách tích cực về những chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, có nghĩa nhân rộng các điển hình đang gìn giữ, phát huy được những giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ
Xã hội

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ

Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy vẫn thấp hơn mục tiêu, do định kiến giới và một số chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi. Để thay đổi thực trạng này, cần xây dựng các chính sách linh hoạt, thúc đẩy sự bình đẳng và xóa bỏ định kiến giới. Đặc biệt, sự chủ động và kiên quyết của cấp ủy và người đứng đầu trong chỉ đạo là yếu tố then chốt để nâng cao sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức
Xã hội

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức

Sáng 27.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore tham gia trực tuyến.