Bộ Y tế: Bệnh nhân được tái khám bất kỳ lúc nào nếu có dấu hiệu bất thường

Theo mẫu giấy mới, bệnh nhân được hẹn khám lại vào thời điểm cụ thể, hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.

Tại cuộc gặp mặt báo chí thông tin y tế tháng 12 do Bộ Y tế vừa tổ chức, phóng viên phản ánh tình trạng bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như ung thư đi khám ở bệnh viện tuyến Trung ương sau đó phải tái khám nhiều lần trong năm, nhưng mỗi lần tái khám lại bị yêu cầu phải có giấy chuyển tuyến/chuyển viện mới được thanh toán bảo hiểm y tế.

Do thủ tục rườm rà, nhiều bệnh nhân không đủ kiên nhẫn xin giấy chuyển tuyến nên tự bỏ tiền đi khám dịch vụ (không được thanh toán bảo hiểm y tế) dù điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập thấp. Một số người bệnh thậm chí từ bỏ việc tái khám.

Thông tin tới báo chí về vấn đề trên, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết đây là nội dung liên quan sát sườn tới người dân. Bà Trang khẳng định trên thực tế có xảy ra tình trạng này, tuy nhiên không phải ở tất cả các cơ sở y tế.

Bộ Y tế nêu giải pháp giải quyết khó khăn liên quan đến giấy hẹn tái khám cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế -0
Bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế (Ảnh: Xuân Quý)

Theo bà Trần Thị Trang, Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để giải quyết những khó khăn liên quan đến giấy hẹn khám lại, đặt lịch khám lại của bệnh nhân. Cụ thể, Chỉ thị 25 của Bộ trưởng Bộ Y tế năm 2020 yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải phân luồng người bệnh để hẹn tái khám theo thời gian, tránh quá tải trong một thời điểm nhất định.

Bộ Y tế thường xuyên có các công văn hàng năm, đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh phải bảo đảm việc thực hiện hệ thống hẹn lịch trên điện thoại, hẹn lịch online dưới các hình thức phân luồng để không có quá nhiều thời điểm người bệnh phải chờ đợi.

Đối với giấy hẹn khám lại, Bộ Y tế đang nghiên cứu thủ tục đơn giản hơn. Thay vì lãnh đạo cơ sở, thủ trưởng cơ sở phải ký giấy hẹn này thì có thể phân cấp cho các văn phòng trong cơ sở khám chữa bệnh để có nhiều người có thể ký giấy và bệnh nhân không phải chờ đợi.

Theo quy định cũ, bệnh nhân được hẹn khám lại vào một thời điểm nhất định hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường. Giấy hẹn chỉ có giá trị sử dụng 1 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được hẹn khám lại. 

Như vậy, trường hợp đi khám chữa bệnh sau thời hạn của giấy hẹn tái khám sẽ không được hưởng 100% chi phí bảo hiểm y tế (theo mức hưởng ghi trên thẻ). Nếu quá 10 ngày mà không đi khám lại, giấy hẹn sẽ hết hiệu lực, nếu muốn hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến phải xin giấy chuyển tuyến đúng quy định.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 75 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 146 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (có hiệu lực từ 3.12) cũng có quy định liên quan giấy hẹn này.

Theo mẫu giấy mới, bệnh nhân được hẹn khám lại vào thời điểm cụ thể, hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường. Trường hợp quá thời gian hẹn khám lại, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày được hẹn khám lại, người bệnh liên hệ nhân viên y tế để đăng ký lịch khám phù hợp hoặc tự đến khám lại. 

“Như vậy, người bệnh không phải xin lại giấy hẹn, cũng không phải chờ đợi. Đây cũng là một trong những giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua để giảm thủ tục hành chính và phiền hà cho người bệnh”, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho hay.

Cũng theo bà Trần Thị Trang, Bộ Y tế đang thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa các loại giấy tờ theo hình thức điện tử như giấy chuyển tuyến, giấy ra viện, giấy hẹn khám lại. Vụ Bảo hiểm y tế đang xin ý kiến của các cơ sở khám chữa bệnh cũng như cơ quan Bảo hiểm xã hội về các trường thông tin để số hóa những giấy tờ này.

“Khi ứng dụng này được ban hành, chúng tôi sẽ chạy thử 6 tháng, nếu phù hợp sẽ giúp làm giảm phiền hà cho người bệnh”, bà Trang nói.

Với ứng dụng này, giấy điện tử có thể tích hợp vào ứng dụng thẻ bảo hiểm y tế, mã thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh.

Khi đến các cơ sở yêu cầu giấy hẹn tái khám, bệnh nhân có thể mang thẻ bảo hiểm y tế điện tử hoặc mã định danh công dân trình cơ sở tiếp nhận để được khám chữa bệnh, hưởng bảo hiểm y tế theo quy định. Hoặc thông qua hệ thống VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cơ sở khám chữa bệnh có thể tự tra cứu. Sau thời gian chạy thử, Bộ Y tế sẽ có hiệu chỉnh và ban hành chính thức.

Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế thông tin, một giải pháp khác để thủ tục đơn giản hơn đang được nghiên cứu là thực hiện ký các loại giấy thông qua hình thức điện tử, có con dấu điện tử, chữ ký điện tử thay vì ký thường. Như vậy, lãnh đạo bệnh viện hay lãnh đạo các khoa, phòng dù đang di chuyển ở vị trí nào cũng sẽ ký được các loại giấy này.

“Đối với một số trường hợp cấp giấy trong năm, chúng tôi cũng sẽ có công văn đôn đốc và hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh có thể cấp giấy ngay cho người bệnh trong tháng 12 thay vì phải chờ đến tháng 1 mới cấp để thực hiện trong năm 2024.

Đây là những giải pháp nhằm giảm được các vấn đề về thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”, bà Trần Thị Trang cho biết.

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.