Bổ sung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định này đánh dấu một bước quan trọng trong việc phát triển ngành điện, bảo đảm nhu cầu năng lượng của đất nước trong tương lai gần.

Bổ sung danh mục dự án nguồn điện

Quyết định số 1682/QĐ-TTg đã bổ sung và cập nhật một loạt các dự án nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của đất nước. Trong đó, các dự án thủy điện, điện gió, điện sinh khối và điện linh hoạt được đặc biệt chú trọng.

Quyết định số 1682/QĐ-TTg điều chỉnh giai đoạn vận hành của một số dự án điện gió. Ảnh: EVN
Quyết định số 1682/QĐ-TTg điều chỉnh giai đoạn vận hành của một số dự án điện gió. Ảnh: EVN

Một trong những điều chỉnh đáng chú ý là việc bổ sung các giai đoạn vận hành cho một số dự án thủy điện. Đơn cử như thủy điện Đắk Mi 1 tại tỉnh Kon Tum, có công suất 84MW, sẽ đi vào vận hành trong giai đoạn 2026 - 2030, thay vì trước đó. Ngoài ra, dự án Thủy điện tích năng Bác Ái tại Ninh Thuận với công suất 1.200MW cũng được điều chỉnh thời gian vận hành từ 2026 - 2030.

Quyết định này cũng bổ sung một dự án mới, đó là nhà máy điện linh hoạt tại tỉnh Ninh Bình với công suất 300MW, dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2026 - 2030. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nguồn điện sinh hoạt, giúp tăng cường tính ổn định của hệ thống điện quốc gia.

Các dự án điện gió cũng được điều chỉnh theo Quyết định này. Theo đó, một số dự án đáng chú ý bao gồm Nhà máy Điện gió gần bờ Xuyên Mộc giai đoạn 2 (Bà Rịa - Vũng Tàu) với công suất 47MW, Nhà máy Điện gió Thiên Long Ngân Sơn (Bắc Kạn) công suất 130MW và Nhà máy Điện gió VPL Bến Tre giai đoạn 1 (Bến Tre) công suất 4,2MW, đều được điều chỉnh giai đoạn vận hành từ 2026 - 2030.

Điều chỉnh đáng chú ý trong Quyết định số 1682/QĐ-TTg còn bao gồm các dự án điện sinh khối và từ rác. Các nhà máy điện sinh khối được bổ sung như Nhà máy điện sinh khối An Giang 1 (50MW), Nhà máy điện sinh khối Núi Tô 1 (An Giang, 20MW), Nhà máy điện sinh khối Bắc Kạn 1 (35MW), Nhà máy Điện sinh khối Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp), công suất 10MW, giai đoạn vận hành 2026 - 2030...

Bên cạnh đó, các dự án xử lý rác và phát điện cũng được cập nhật, điển hình là các dự án Nhà máy Xử lý rác và phát điện Bắc Giang (25MW) và Nhà máy điện rác Sóc Sơn (Hà Nội) với công suất 90MW, dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2024 - 2025.

Điều chỉnh công trình trạm biến áp và đường dây 220kV

Một điểm mới trong Quyết định là việc bổ sung hệ thống pin lưu trữ, với dự án thí điểm tại Khánh Hòa có công suất 7MW, dự kiến sẽ vận hành trong giai đoạn từ 2026 - 2030. Hệ thống này sẽ góp phần vào việc tăng cường khả năng lưu trữ năng lượng tái tạo, giúp ổn định cung cấp điện cho hệ thống.

Quyết định 1682/QĐ-TTg điều chỉnh giai đoạn vận hành của một số dự án điện gió

Quyết định 1682/QĐ-TTg điều chỉnh giai đoạn vận hành của một số dự án điện gió

Đối với lưới điện, Quyết định số 1682/QĐ-TTg cũng điều chỉnh danh mục các công trình trạm biến áp và đường dây mới. Cụ thể, trạm biến áp Phú Bình 2 tại miền Bắc với công suất 750MVA sẽ được xây mới. Đồng thời, điều chỉnh danh mục công trình đường dây 220kV xây mới gồm: xây mới đường dây Phú Bình 2 - Rẽ Thái Nguyên - Bắc Giang; đường dây điện gió Trường Sơn - Đô Lương và mở rộng 2 ngăn lộ 220kV tại Trạm biến áp 220 kV Đô Lương; đường dây điện gió Savan 1 - TBA 220kV Lao Bảo (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) và mở rộng ngăn lộ tại Trạm biến áp 220kV Lao Bảo.

Quyết định nêu rõ, các địa phương cần tiếp tục rà soát việc thực hiện các kết luận thanh tra đối với các dự án nằm trong các kết luận thanh tra; các vấn đề pháp lý của từng dự án liên quan tới chồng lấn các quy hoạch khác trong quá trình thực hiện. Đối với các dự án có chồng lấn với các quy hoạch khác, địa phương cần xin ý kiến các cơ quan liên quan theo quy định trước khi phê duyệt/cấp phép đầu tư và phải bảo đảm từng dự án chỉ được triển khai khi đã khắc phục toàn bộ các vướng mắc pháp lý, chồng lấn quy hoạch khác và tuân thủ đúng quy định pháp luật, không hợp thức hóa cái sai.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 1.4.2024.

Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Những khẩu pháo 105mm xếp hàng ngay ngắn trên thảm đỏ, hướng ra sông Sài Gòn tạo nên không gian trang nghiêm giữa khung cảnh rộng thoáng của công viên
Xã hội

Dàn pháo 105mm diễn tập khai hỏa tại công viên bến Bạch Đằng phục vụ đại lễ 30.4

Những ngày qua, công viên bến Bạch Đằng (Quận 1) trở thành điểm đến thu hút đông đảo người dân và du khách khi chứng kiến các chiến sĩ Lữ đoàn 96 (Binh chủng Pháo binh) huấn luyện, diễn tập bắn pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).

" Bình dân học vụ số" để làm chủ công nghệ, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh. Trong ảnh: Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng " Bình dân học vụ số"
Đời sống

Sẵn sàng vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số"

Tiếp nối tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945, "Bình dân học vụ số" vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát động không chỉ là một phong trào mang ý nghĩa xóa mù công nghệ đơn thuần, mà còn là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, mở ra cánh cửa tri thức số cho mọi tầng lớp Nhân dân.

Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa
Đời sống

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương các cấp

Trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã sửa đổi các quy định liên quan đến đến việc tổ chức đơn vị hành chính (ĐVHC) và mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương các cấp, nhằm khơi thông mọi nguồn lực để địa phương phát triển.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra công tác cấp điện dịp lễ 30.4 tại TP. Hồ Chí Minh
Đời sống

Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra công tác cấp điện dịp lễ 30.4 tại TP. Hồ Chí Minh

Đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng đại diện lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (ERAV), Bộ Công Thương và Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) vừa kiểm tra công tác bảo đảm điện cho dịp Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) tại TP. Hồ Chí Minh.

Ngôi nhà của gia đình hộ nghèo Hà Văn Gường, ở khu Xuân 1 được hỗ trợ xây mới đang dần hoàn thành
Đời sống

Nhân văn và thiết thực

Thấu hiểu được mong mỏi của hộ nghèo, người yếu thế trong xã hội về một mái ấm để an cư, lạc nghiệp; những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Phú Thọ đã coi việc chăm lo chỗ ở cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm. Từ đó, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa sâu rộng, trở thành điểm sáng trong công tác an sinh xã hội trên mảnh đất cội nguồn - Đất Tổ Hùng Vương.

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi là bước ngoặt lớn mang tính nhân văn, hoàn thiện chính sách.
Xã hội

Bảo đảm bình đẳng và quyền lợi tối đa

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi được đánh giá là bước ngoặt lớn hoàn thiện chính sách. Luật quy định mức hưởng BHYT khi thực hiện thông cấp khám, chữa bệnh BHYT theo hướng không phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh. Người bệnh được chi trả 100% mức hưởng khi khám, chữa bệnh tại cấp ban đầu trong toàn quốc. Đây là quyết nghị của Quốc hội để bảo đảm quyền lợi tối đa và sự bình đẳng khi khám, chữa bệnh cho người dân.

Đoàn công tác kiểm tra tại Công viên 30.4
Đời sống

EVN sẵn sàng cho đại lễ

Tại chương trình làm việc với Cục Điện lực - Bộ Công Thương, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) về phối hợp vận hành mùa khô 2025 và bảo đảm điện dịp Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngô Sơn Hải nhấn mạnh, EVN đã sẵn sàng phương án bảo đảm điện cho ngày đại lễ.

Các khối diễu binh, diễu hành của lực lượng Công an Nhân dân tập trung cao độ, từng bước chân, động tác đều răm rắp theo hiệu lệnh
Xã hội

Lộ trình diễu binh, diễu hành vào sáng 30.4

Các lực lượng diễu binh, diễu hành sẽ xuất phát vào lúc 6h30 tại giao lộ Lê Duẩn - Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), di chuyển qua lễ đài chính trước Hội trường Thống Nhất sau đó chia làm 4 hướng và di chuyển về điểm tập kết.

Tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành

Ngày 11.4, thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), trong 3 tháng đầu năm 2025, các tuyến cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), gồm: Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã phục vụ 18,41 triệu lượt phương tiện; công tác quản lý khai thác, vận hành bảo đảm thông suốt, an toàn.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.