Bình Dương: Yêu cầu hoàn thành tuyến đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng vào cuối năm 2023

Tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng có chiều dài 26 km với tổng mức đầu tư 1.646 tỷ đồng, tỉnh Bình Dương yêu cầu các đơn vị đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường này.

Bình Dương: Yêu cầu cuối năm 2023 phải hoàn thành tuyến đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng
Tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng có chiều dài 26 km với tổng mức đầu tư 1.646 tỷ đồng

UBND tỉnh Bình Dương vừa đi khảo sát, kiểm tra tình hình thực hiện dự án đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, đây là dự án thuộc nhóm B, công trình giao thông cấp II. Dự án có tổng chiều dài 26 km (huyện Phú Giáo 18 km, huyện Bàu Bàng 8,6 km) với tổng mức đầu tư 1.646 tỷ đồng.

Tại buổi khảo sát đoạn qua huyện Phú Giáo từ ngã ba Tam Lập đến huyện Bàu Bàng có chiều dài 17 km, lãnh đạo huyện và đơn vị thi công đã báo cáo với đoàn khảo sát của UBND tỉnh Bình Dương.

Theo báo cáo, công trình hiện nay có tổng khối lượng thi công đạt khoảng 43,8%, chậm so với kế hoạch do còn nhiều khó khăn, vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, hệ thống lưới điện, hệ thống cấp nước sạch và cáp viễn thông nằm trong phạm vi mặt bằng thi công chưa được di dời, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và tiến độ giải ngân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành yêu cầu đơn vị thi công tiếp khẩn trương, sớm dứt điểm các công đoạn thi công. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương di dời các trụ điện để sớm có mặt bằng thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Đối với phần mặt bằng còn vướng do một số hộ dân chưa đồng ý bàn giao, địa phương và đơn vị liên quan tăng cường phối hợp, tích cực tuyên truyền, vận động các hộ nhanh chóng bàn giao mặt bằng.

Bình Dương: Yêu cầu cuối năm 2023 phải hoàn thành tuyến đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành toàn bộ tuyến đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng trong năm 2023

Đối với đoạn tuyến qua huyện Bàu Bàng (công trình xây dựng đường Tân Long - Lai Uyên) có chiều dài trên 8,6 km được khởi công từ ngày 5.10.2022, đến nay, công trình có tổng khối lượng hoàn thành 90% (vượt so với tiến độ dự thầu giai đoạn 1).

Hiện còn vướng mắc mặt bằng khoảng 1 km gồm đất và cây tràm của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đông Nam bộ và mặt bằng vị trí hạ lưu mương dẫn dòng cống ngang.

Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo huyện Bàu Bàng cần tìm giải pháp phù hợp nhanh chóng giải quyết thủ tục pháp lý để Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Đông Nam bộ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công hoàn thành giai đoạn 1 và chuyển qua thực hiện giai đoạn 2. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Văn Dành nhấn mạnh, bằng mọi giá phải hoàn thành toàn bộ tuyến đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng có tổng chiều dài 26,2km trong năm 2023, không để kéo dài sang năm 2024.

Địa phương

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.