Biến động ở Bangladesh và những thách thức đối với Ấn Độ

Việc Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina - một đồng minh của Ấn Độ, bất ngờ từ chức, đã đặt chính quyền New Delhi trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Và theo các chuyên gia, cường quốc Nam Á này có thể phải đối mặt với những thay đổi quan trọng trong cán cân quyền lực khu vực cũng như những bất ổn ở biên giới.

Diễn biến đáng lo ngại

Bangladesh, một quốc gia có 174 triệu dân, hiện đang phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ khi giành được độc lập. Vào ngày 5.8, Thủ tướng Sheikh Hasina đã từ chức sau 15 năm nắm quyền và bị buộc phải lưu vong. Bà được cho là đang xin tị nạn ở một quốc gia thứ ba.

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hasina, nền kinh tế Bangladesh đã có những bước tiến nhanh chóng, nhưng không ít chính sách của bà gây bất bình trong xã hội. Căng thẳng gần đây nổ ra sau khi người dân Bangladesh, chủ yếu là thanh niên, vốn đang đối mặt với tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng, xuống đường biểu tình rầm rộ phản đối quyết định tăng hạn ngạch việc làm trong lĩnh vực công, được cho là có lợi cho Liên đoàn Awami cầm quyền.

Cờ Bangladesh và Ấn Độ - Ảnh: BBS
Cờ Bangladesh và Ấn Độ. Nguồn: Ảnh: BBS

Sự việc càng trở nên trầm trọng hơn sau khi bà Hasina mô tả những người biểu tình là "razakars" - thuật ngữ tiếng Bangladesh chỉ "những kẻ phản bội", tức là lực lượng dân quân Bengal đã hỗ trợ quân đội Pakistan trong cuộc chiến tranh giải phóng của Bangladesh năm 1971. Tình hình trở nên không thể kiểm soát sau khi chính quyền sử dụng vũ lực để dập tắt các cuộc biểu tình, dẫn đến cái chết của gần 300 người. Điều này đã gây ra một làn sóng biểu tình thậm chí còn nghiêm trọng hơn và một phong trào rộng lớn đòi Thủ tướng Hasina từ chức.

Sau khi bà Hasina bị buộc phải lưu vong, Quốc hội bị giải tán, quân đội Bangladesh đã tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời với người đứng đầu là Muhammad Yunus, nhà kinh tế nổi tiếng từng đoạt giải Nobel hòa bình nhờ giải pháp kinh tế vì người nghèo. Trong bối cảnh đó, cựu Thủ tướng Khalida Zia của Đảng Dân tộc Bangladesh đối lập, đảng thù địch với Liên đoàn Awami của bà Hasina, đã được trả tự do. Tình hình đang diễn ra ở Dhaka có nhiều tác động đến an ninh trong và ngoài nước của Ấn Độ.

Vị trí của Dhaka trong chính sách Nam Á

Trong suốt 15 năm cầm quyền, bà Hasina đã vun đắp mối quan hệ sâu sắc với Ấn Độ, đưa hai nước xích lại gần về kinh tế, năng lượng và quốc phòng. Bangladesh là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ ở Nam Á, với thương mại song phương gần 16 tỷ USD.

Bangladesh dưới thời Hasina, thủ tướng tại vị lâu nhất của đất nước, cũng là một sự lựa chọn an toàn về mặt an ninh cho Ấn Độ. Người phụ nữ 76 tuổi này được coi là một nhà lãnh đạo thế tục, tại quốc gia Hồi giáo chiếm đa số với 170 triệu dân và từng mạnh tay dẹp bỏ bất kỳ lực lượng có tư tưởng bài Ấn nào. Bà đã chế ngự được các mối đe dọa đang gia tăng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và giữ quân đội trong doanh trại, một điều vô cùng quan trọng ở một quốc gia có lịch sử chứng kiến nhiều cuộc đảo chính.

Những nỗ lực của bà Hasina khiến Bangladesh trở thành đối tác quan trọng của Thủ tướng Narendra Modi trong bối cảnh quốc gia này nằm trong khu vực có những tranh chấp về biên giới và khá phức tạp trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Bangladesh dưới thời Thủ tướng Hasina giữ vị trí không thể thiếu để duy trì sự ổn định khu vực. C. Raja Mohan, chuyên gia về đối ngoại, nói với The Associated Press rằng: "Ấn Độ sẽ cần nhiều kỹ năng chính trị và ngoại giao để giải quyết hậu quả sự sụp đổ của chính quyền Hasina, điều này có thể làm rung chuyển địa chính trị của tiểu lục địa, nếu không muốn nói là sẽ định hình lại".

Những thách thức đặt ra với Ấn Độ

+ Xây dựng lại mối quan hệ ngoại giao

Thứ nhất, Ấn Độ cần sớm tìm con đường để xây dựng mối quan hệ với chế độ mới. Lực lượng quân đội Bangladesh đã thành lập Chính phủ lâm thời, nhưng hiện vẫn chưa rõ hướng đi và sự tác động của Chính phủ mới đối với mối quan hệ giữa Bangladesh và Ấn Độ.

Thứ hai, mối quan hệ gần gũi giữa Ấn Độ và chính quyền Hasina đã dẫn đến mối quan hệ không mặn mà của New Delhi với các nhóm đối lập Bangladesh, chẳng hạn như đảng Dân tộc Bangladesh hoặc các nhóm Hồi giáo như Jamaat-e-Islami cực đoan - trong khi cả hai nước đều có quan hệ chặt chẽ với Pakistan và đều có khả năng ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của Chính phủ lâm thời. Do đó, Ấn Độ sẽ cần đầu tư vào các nỗ lực ngoại giao vững chắc để hạn chế những nguy cơ đối với an ninh biên giới, hạn chế tâm lý chống Ấn Độ.

Để tăng cường bảo vệ đường biên giới dài 4.096km của đất nước với Bangladesh, Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) đã được đặt trong tình trạng báo động cao. Khoảng 915,35km biên giới của Ấn Độ với Bangladesh không có hàng rào và có lo ngại rằng căng thẳng kéo dài ở Dhaka có thể lan sang Ấn Độ.

+ Thay đổi trong cán cân quyền lực khu vực

Thứ ba, Ấn Độ sẽ phải đối mặt với những thay đổi về cán cân quyền lực ở khu vực. Mặc dù Chính phủ Hasina vẫn duy trì mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc, nhưng tình bạn của bà với Ấn Độ lại bền chặt hơn nhiều. Thủ tướng Narendra Modi đã mô tả Bangladesh là trụ cột chính của "Chính sách láng giềng là trên hết" của Ấn Độ. Giờ đây, sau khi Hasina rời đi, Bắc Kinh có thể sẽ mở rộng ảnh hưởng của mình ở Bangladesh. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ sẽ nằm giữa một Bangladesh mơ hồ ở phía Đông; một Nepal và Trung Quốc không thân thiện ở phía Bắc; một Pakistan thù địch ở phía Tây và cuối cùng là một Maldives chống Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Bối cảnh địa chính trị này sẽ tác động lớn đến an ninh của Ấn Độ.

+ Duy trì những thỏa thuận đã ký kết

Thứ tư, Ấn Độ sẽ phải làm việc với Chính phủ lâm thời mới để bảo đảm tính liên tục của nhiều thỏa thuận quá cảnh với Bangladesh vì Ấn Độ cần chúng để cung cấp hậu cần tốt hơn cho khu vực đông bắc nước này.

Tình trạng bất ổn cũng đe dọa các dự án cơ sở hạ tầng của Ấn Độ tại Bangladesh và có thể làm gián đoạn các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) tiềm năng giữa hai nước.

Dưới thời bà Hasina, quan hệ quốc phòng Ấn Độ - Bangladesh đặc biệt phát triển, bao gồm xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ sang Dhaka, các chương trình xây dựng năng lực, tập trận quân sự chung và đào tạo quân nhân Bangladesh. Mặc dù Tổng tư lệnh quân đội Bangladesh được cho là có thiện cảm với Ấn Độ, nhưng ảnh hưởng của đảng Dân tộc Bangladesh và các nhóm Hồi giáo sẽ gây căng thẳng cho quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

+ Vấn đề Ấn kiều

Cuối cùng, vấn đề mà Chính quyền New Delhi đặc biệt lo ngại những ngày gần đây là tình trạng của cộng đồng người Ấn theo đạo Hindu thiểu số ở Bangladesh, hiện chiếm gần 8% dân số. Giới chức Ấn Độ lo ngại rằng họ có thể bị tấn công vì ủng hộ Chính phủ của bà Hasina. Họ đã từng là mục tiêu trong thời kỳ bất ổn chính trị, đặc biệt là với sự trỗi dậy của các nhóm Hồi giáo vào những năm 1990 và sau đó đã bị bà Hasina dập tắt.

Trong bài phát biểu trước Rajya Sabha - Thượng viện Ấn Độ vào tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Subrahmanyam Jaishankar cho biết các cuộc tấn công vào các nhóm thiểu số, đặc biệt là người theo đạo Hindu, nhà cửa và nơi thờ cúng của họ ở Bangladesh là đặc biệt "đáng lo ngại". Theo ông Jaishankar, có khoảng 19.000 công dân Ấn Độ đang sinh sống tại Bangladesh, trong đó có 9.000 sinh viên - nhiều người trong số họ đã rời khỏi Bangladesh sau các cuộc biểu tình.

Những diễn biến ở Bangladesh khi quốc gia này thành lập lại Chính phủ mới và xây dựng con đường tương lai sẽ được cảm nhận rõ nét ở Ấn Độ. Khi Ấn Độ tìm kiếm một khởi đầu với chính quyền mới ở Bangladesh, họ sẽ cần phải thận trọng. Như cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, Harsh Vardhan Shringla đã nhận xét: “Ấn Độ không có quá nhiều lựa chọn vào thời điểm này. Chúng ta phải thắt chặt kiểm soát biên giới. Bất kỳ động thái gì khác có thể sẽ bị hiểu lầm là sự can thiệp”.

Quốc tế

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Tầm nhìn mới cho tương lai
Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil, với kết quả quan trọng là nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới; đồng thời ký kết 37 thỏa thuận về công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp... Chuyến thăm được đánh giá sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chiến lược giữa hai nước và đưa quan hệ Trung Quốc - Brazil bước vào “50 năm vàng son” tiếp theo.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.

Nguồn: ilo.org
Quốc tế

Bước tiến mới chống "nô lệ thời hiện đại"

Hội đồng châu Âu đã nhất trí thông qua đạo luật nhằm cấm các sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức bán trên thị trường EU hoặc xuất khẩu; tín hiệu đèn xanh của Hội đồng đánh dấu bước lập pháp quan trọng cuối cùng trong quá trình ban hành quy định mới, sau khi Nghị viện châu Âu thông qua vào tháng 4 vừa qua.

Hoàn thành lời hứa với cử tri
Quốc tế

Hoàn thành lời hứa với cử tri

Khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden đang bước vào những tháng cuối cùng, chính quyền của ông đang gấp rút thực hiện các chương trình quan trọng, nhằm phân bổ nguồn lực cũng như bảo vệ các thành tựu chính sách, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới. Giai đoạn này không chỉ mang ý nghĩa củng cố di sản chính trị của ông Joe Biden mà còn thể hiện quyết tâm của ông trong việc hoàn thành các cam kết với người dân Mỹ.

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài
Thế giới 24h

Philippines ban hành luật áp thuế VAT 12% đối với nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài

Philippines đã có bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống thuế khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ký ban hành một đạo luật áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 12% đối với các nhà cung cấp dịch vụ số (DSP) nước ngoài không có trụ sở tại Philippines nhưng cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng tại đây. Cho tới nay, động thái này đã giúp bảo đảm cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế số, đưa Philippines theo kịp các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Singapore, và Thái Lan, những nước đã áp dụng các quy định tương tự.

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than
Quốc tế

COP29: Các quốc gia giàu cam kết không xây mới nhà máy điện than

Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan) hôm 20.11, 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải, nhằm đẩy nhanh quá trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm này.

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ
Quốc tế

Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá 900.000 người di cư không giấy tờ

Bộ trưởng Di trú Elma Saiz của Đảng Công nhân Xã hội Tây Ban Nha thông báo, Tây Ban Nha sẽ hợp pháp hoá khoảng 300.000 người di cư không có giấy tờ mỗi năm trong 3 năm tới. Các cải cách này nhằm mục đích mở rộng lực lượng lao động của đất nước và thúc đẩy nền kinh tế.

https://iptp11.nac.org.kh/
Quốc tế

Biểu tượng của sự đồng thuận và hòa hợp toàn cầu

Nghị viện Quốc tế về Bao dung và Hòa bình (IPTP) là tổ chức toàn cầu được thành lập nhằm hướng tới thúc đẩy sự bao dung, hòa bình và hợp tác quốc tế thông qua ngoại giao nghị viện và các sáng kiến hợp tác đa phương. IPTP tập trung vào việc xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy sự thấu hiểu giữa các nền văn hóa, tôn giáo và dân tộc, nhằm giảm thiểu xung đột và tạo nền tảng cho hòa hợp bền vững.

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do
Quốc tế

Anh và Ấn Độ sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do

Trong cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Brazil, hai nhà lãnh đạo Anh và Ấn Độ khẳng định sẽ nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ để thống nhất một thỏa thuận thương mại tự do.

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn
Quốc tế

EU thông qua các luật thúc đẩy vận tải biển bền vững và an toàn

Nhằm xây dựng ngành vận tải biển an toàn, sạch sẽ và hiện đại hơn, mới đây Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua 4 luật thuộc gói lập pháp “An toàn hàng hải”. Các quy định này sửa đổi các chỉ thị liên quan đến điều tra tai nạn hàng hải, ô nhiễm từ tàu biển, tuân thủ yêu cầu của quốc gia treo cờ và kiểm soát tàu thuyền tại cảng.

Nhành olive với lằn ranh đỏ
Quốc tế

Nhành olive với lằn ranh đỏ

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị định hướng mới cho quan hệ Mỹ - Trung, ông đã tận dụng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp mãn nhiệm tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima, Peru để gửi đi thông điệp kép: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của ông Donald Trump, nhưng đồng thời lưu ý về "lằn ranh đỏ" không thể thương lượng. Động thái này nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.