Bí thư Đoàn phường Phú Đô tận tâm với công việc, trách nhiệm với đoàn viên

Nhắc đến chị Ngô Thị Nhàn - thủ lĩnh của Đoàn thanh niên phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), bà con Nhân dân và các đoàn viên thanh niên phường ai cũng yêu quý và khen ngợi vì sự tận tâm với công việc và trách nhiệm với đoàn viên, thanh niên.

Là Bí thư đoàn phường nhiều năm nay, chị Nhàn không ngại vất vả, luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào từ phong trào tình nguyện xanh, xây dựng quê hương đến giúp đoàn viên, thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế.

Đoàn phường Phú Đô đã mạnh dạn báo cáo UBND phường ký Hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quận Nam Từ Liêm về cho vay vốn tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn để giúp đỡ người dân thiếu vốn, trong đó có các thanh niên của phường vay vốn phát triển kinh tế.  

Bí thư Đoàn phường Phú Đô tận tâm với công việc, trách nhiệm với đoàn viên -0
Chị Ngô Thị Nhàn (tóc ngắn) đang thăm mô hình sản xuất bún, hướng dẫn đoàn viên đóng gói sản phẩm bún Phú Đô. Ảnh: TB

Bà Nguyễn Thị Bích Diệu, Phó Giám đốc NHCSXH quận Nam Từ Liêm cho biết: "Đoàn thanh niên phường Phú Đô là một đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm. Đặc biệt, chị Ngô Thị Nhàn - Bí thư Đoàn phường là người rất tâm huyết, trách nhiệm với công việc, nhất là công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn đoàn viên vay vốn".

Đoàn phường Phú Đô đang quản lý 5 tổ Tiết kiệm và vay vốn với hơn 240 người vay, số dư nợ trên 19 tỷ đồng, hầu hết người dân vay vốn để giải quyết việc làm, sử dụng có hiệu quả và trả gốc, lãi rất đúng hạn.

Trong nhiều năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn đều xếp loại Tốt, không có hộ nào quá hạn hay chậm nộp gốc, lãi. Chị Ngô Thị Nhàn đã vinh dự được tặng Giấy khen của Tổng Giám đốc NHCSXH và bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Trong năm 2023, nhân dịp tổng kết 20 năm thực hiện tín dụng chính sách, chị Ngô Thị Nhàn đã được Chủ tịch UBND quận tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách.

Bí thư Đoàn phường Phú Đô tận tâm với công việc, trách nhiệm với đoàn viên -0
Chị Ngô Thị Nhàn (áo xanh) nhận bằng khen của Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm. Ảnh: TB

Chị Ngô Thị Huyền Trang - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (do Đoàn thanh niên phường Phú Đô quản lý) chia sẻ: "Chị Ngô Thị Nhàn là một bí thư đoàn phường vô cùng tận tâm và trách nhiệm. Chị thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các tổ trưởng chúng tôi thực hiện đúng nhiệm vụ theo hợp đồng ủy nhiệm đã ký với NHCSXH quận".

Tổ tiết kiệm và vay vốn của chị Trang đang quản lý 51 người vay, dư nợ trên 4,2 tỷ đồng. Người vay kinh doanh rất đa dạng, có người đầu tư làm nghề bún truyền thống, có người kinh doanh tạp hóa, quần áo, mỹ phẩm, đặc biệt, kinh tế thị trường phát triển, nhiều thanh niên sau khi học xong đã mở các ngành nghề dịch vụ như cắt tóc, gội đầu, làm đẹp, trang điểm, làm tóc, làm móng hoặc bán hàng online đáp ứng thị hiếu thị trường.

"Nhờ được vay vốn của NHCSXH, nhiều thanh niên đã tự mở cửa hàng kinh doanh, không phải đi làm thuê; không chỉ tạo việc làm cho bản thân và gia đình mà còn thuê thêm lao động trên địa bàn. Nhiều năm nay, nguồn vốn tín dụng chính sách được sử dụng hiệu quả, không có hộ nào bị quá hạn" - chị Trang nói. 

Gặp chị Nhàn đang tất bật chuẩn bị các hoạt động trong tháng thanh niên, chị Nhàn vui vẻ chia sẻ: "Niềm vui của tôi là hàng ngày giúp được nhiều thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng từ bàn tay, khối óc và ngay trên chính quê hương mình, phát triển phường Phú Đô ngày càng giàu đẹp".

Bí thư Đoàn phường Phú Đô tận tâm với công việc, trách nhiệm với đoàn viên -0
Bí thư Đoàn thanh niên phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm - Ngô Thị Nhàn (áo đen) đang trao đổi với cán bộ NHCSXH quận. Ảnh: TB

Chị Ngô Thị Nhàn thực sự là điển hình tiêu biểu của thanh niên thủ đô thời kỳ mới, năng động, sáng tạo và luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.