Bảo tồn đa dạng sinh học cần có những định hướng cụ thể

Lâm Đồng sẽ định hướng, đề ra mục tiêu, giải pháp, cơ chế, chính sách bảo tồn các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo chương trình bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2008 – 2020), đã xác định có trên 3.490 loài thực vật rừng, 393 loài nấm lớn, 86 loài thú, 301 loài chim, 102 loài bò sát, lưỡng cư, 686 loài côn trùng và 111 loài cá. Tuy nhiên, trong số các loài thực, động vật rừng có 220 loại bị đe dọa cấp quốc gia trong sách đỏ Việt Nam; 98 loài bị đe dọa toàn cầu trong danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và 115 loài được bảo vệ theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Chính vì vậy, việc bảo tồn dạng sinh học ở tỉnh Lâm Đồng luôn được UBND tỉnh quan tâm.

Từ năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, sẽ nghiên cứu, đề xuất định hướng, mục tiêu, giải pháp, cơ chế, chính sách bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có một số trung tâm như: Trung tâm giống và vật tư nông nghiệp Lâm Đồng, Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng; Trung tâm nghiên cứu khoai tây, rau và hoa; Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng… và các viện như: Viện nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên… đang bảo tồn và lưu giữ 781 nguồn gen rau, hoa, cây ăn quả, 74 nguồn gen nấm dược liệu, 81 nguồn gen giống dâu, 47 nguồn gen giống tằm, 74 nguồn gen chè, 100 nguồn gen cây rừng các loại. Trong đó, Bảo tàng côn trùng của Tiến sĩ Lee Hyun Suk, thầy giáo người Hàn Quốc tại Trường Đại học Đà Lạt. Đến với Việt Nam khi ông 43 tuổi và trải qua một thời gian tìm hiểu các vùng miền Việt Nam lúc dừng chân tại vùng đất Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ông đã nhận thấy nơi đây là một tiềm năng về tính đa dạng côn trùng cao, nhưng cũng chưa có ai nghiên cứu. Vì vậy, ông đã bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về tính đa dạng côn trùng và chọn Trường Đại học Đà Lạt là nơi thực hiện đam mê của mình.

Bảo tồn đa dạng sinh học cần có những định hướng cụ thể -0
Tiến sĩ Lee Hyun Suk - người xây dựng nên Bảo tàng côn trùng tại Lâm Đồng

Hơn 6 năm qua, Tiến sĩ Lee luôn giữ trong mình một ngọn lửa nhiệt huyết với công việc. Ông đã vào các khu rừng Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng), Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam… để tìm và sưu tầm mẫu mang về xử lý mẫu vật và làm tiêu bản trưng bày, bảo quản, từ đó phát hiện ra 185 mẫu là côn trùng mới phát hiện ở Việt Nam và 15 mẫu là côn trùng mới trên thế giới.

Tiến sĩ Lee chia sẻ, việc xây dựng Bảo tàng côn trùng là phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Những mẫu côn trùng hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng đã chứng minh về sự đa dạng sinh học không chỉ của tỉnh Lâm Đồng nói riêng mà của Việt Nam nói chung.

Bảo tàng đang lưu giữ tiêu bản của hơn 2.000 loài côn trùng gồm nhiều bộ như: Cánh phấn, cánh cứng, chuồn chuồn, ve sầu, cánh thẳng, bọ ngựa, bọ que…; các mẫu vật trưng bày tại bảo tàng đã được xử lý và bảo quản rất tốt. Ngoài ra, hàng năm ông Lee đã sưu tầm và thu thập thêm được từ 3.000 đến 5.000 mẫu mới để bổ sung vào bảo tàng.

Bảo tồn đa dạng sinh học cần có những định hướng cụ thể -0
Bảo tàng đang lưu giữ tiêu bản của hơn 2.000 loài côn trùng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc đã đánh giá cao Bảo tàng côn trùng của Tiến sỹ Lee; đồng thời cũng nhấn mạnh, đây là bảo tàng côn trùng rất ý nghĩa cần được duy trì, phát triển, nhân rộng để phục vụ công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Bảo tồn đa dạng sinh học cần có những định hướng cụ thể -0
Bảo tàng là nơi để giảng dạy là “phòng thí nghiệm” tự nhiên tốt nhất để sinh viên khoa sinh học làm thực tập các chuyên đề, luận văn về côn trùng

Hơn thế nữa, bảo tàng cũng là nơi để giảng dạy là “phòng thí nghiệm” tự nhiên tốt nhất để sinh viên khoa sinh học làm thực tập các chuyên đề, luận văn về côn trùng như cách thu mẫu, bảo quản mẫu, định danh mẫu… và sinh viên các nơi đến tham quan nghiên cứu. Đặc biệt, thông qua bảo tàng côn trùng có thể giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học cho thế hệ trẻ là nơi gắn kết tăng cường hợp tác quốc tế.

Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

Do vậy, ngay từ bước đầu của việc hoạch định các chiến lược bảo tồn, cần thiết phải tiến hành bàn bạc và thỏa thuận với người dân địa phương sống xung quanh các khu bảo tồn về cách thức bảo tồn có sự tham gia và các giải pháp nhằm tìm nguồn sinh kế thay thế và cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương. Tính bền vững của công tác bảo tồn đa dạng sinh học của một khu bảo tồn được bảo đảm chỉ khi nào người dân địa phương thực sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn và ngược lại các hoạt động bảo tồn thực sự mang lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng xung quanh.

Lâm Đồng là một tỉnh có nguồn tài nguyên sinh học đa dạng, phong phú. Diện tích rừng của tỉnh chiếm đến trên 60% diện tích đất tự nhiên. Bên cạnh đó, với lợi thế về địa hình có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo nên hệ sinh thái rừng của tỉnh Lâm Đồng có nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.