Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm là hành trình không có vạch đích -0

KỶ NIỆM 30 NĂM HÀNH TRÌNH CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN VIỆT NAM

Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm là hành trình không có vạch đích

Trong hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, NAFIQPM đã trở thành “thương hiệu uy tín” không chỉ trong nước mà còn với các đối tác thương mại, các tổ chức quốc tế. Trao đổi với phóng viên, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường NGUYỄN NHƯ TIỆP khẳng định: NAFIQPM ra đời là tất yếu để góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ sức khỏe Nhân dân, xây dựng ngành nông nghiệp phát triển bền vững. NAFIQPM sẽ còn lớn mạnh và hành trình bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm không có vạch đích.

Thực hin tt “s mnh” đ bo v sc khe Nhân dân

- 30 năm k t khi thành lp, NAFIQPM đã có v trí, vai trò rt ln trong s phát trin không ngng ca ngành nông nghip Vit Nam. Xin ông chia s nhng đóng góp n tưng, đáng nh ca NAFIQPM?

Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm là hành trình không có vạch đích -0
Cục trưởng Nguyễn Như Tiệp

- Với vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng có những bước phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao đời sống người dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Từ một nước kém phát triển về nông nghiệp, phải nhập khẩu lương thực; Việt Nam hiện nay trở thành một trong những nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch đạt trên 53 tỷ USD năm 2023, tiếp cận đến trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp tích cực của NAFIQPM trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng, gia tăng chế biến và mở rộng, phát triển thị trường, đúng như tên gọi của hệ thống.

NAFIQPM viết tắt của National Authority for Agro - Forestry - Fishery Quality, Processing and Market Development - Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN và PTNT.

Với sứ mệnh “bảo đảm nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng”, những năm qua, bên cạnh tham mưu và phổ biến cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực, NAFIQPM đã phối hợp với các cơ quan Bộ ngành trung ương, địa phương; đồng hành với người dân và doanh nghiệp tổ chức triển khai nhiều đề án, dự án về bảo đảm ATTP, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các chương trình giám sát, thanh tra, kiểm tra về ATTP; các chương trình hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, phát triển trị trường;… Đến nay, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP đạt trên 99%; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết bảo đảm ATTP đạt trên 92%; tỷ lệ mẫu lấy giám sát trên diện rộng đạt ATTP đạt 97,4%;… Có thể khẳng định, trong tiến trình phát triển của mình, NAFIQPM đã thực hiện tốt các nhiệm vụ để góp phần bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm an toàn, chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần hoàn thành kế hoạch của toàn ngành Nông nghiệp.

Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm là hành trình không có vạch đích
Đại diện các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và TP. Hồ Chí Minh ký thỏa thuận tăng cường kiểm soát nguồn gốc thực phẩm

- Vi nhng đóng góp đó, NAFIQPM gi đã tr thành “thương hiu uy tín” không ch trong nưc mà còn vi các đi tác thương mi, các t chc quc tế. Nhng điu kin nào đã giúp NAFIQPM hoàn thành tt nhim v ca mình, thưa ông?

- Tôi có thể khẳng định, trong 30 năm qua, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của NAFIQPM đã tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ NN và PTNT. Uy tín của NAFIQPM ngày càng được nâng cao không chỉ trong nước mà còn tại các nước đối tác thương mại, các tổ chức quốc tế. Để làm được điều đó, chúng tôi có đội ngũ cán bộ làm việc tận tụy với phương châm “Nghiệp vụ tinh thông; kỹ năng tinh xảo, kinh nghiệm tinh rèn”, trên nền văn hóa “đoàn kết, tận tâm, cầu thị, tương hỗ, hội nhập và sáng tạo”.

Trước yêu cầu phát triển của ngành, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị làm việc, kiểm tra, kiểm nghiệm của NAFIQPM được đầu tư ngày càng hiện đại. Bên cạnh đó, với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và các dự án hỗ trợ quốc tế như: US/Vie/93/058, SEAQIP, FSPS… đã giúp NAFIQPM nhanh chóng xây dựng được đội ngũ cán bộ kiểm nghiệm, thẩm định, thanh tra vừa có trình độ chuyên môn sâu, vừa có kỹ năng làm việc theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với hệ thống 7 phòng kiểm nghiệm với trang thiết bị có khả năng kiểm nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu về chất lượng, ATTP đạt chuẩn quốc tế.

Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm là hành trình không có vạch đích -0
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn đạt tăng trưởng xuất khẩu cao

Tp trung vào “4 tr ct”

- Là lãnh đo trc tiếp 2 nhim k ca NAFIPQM, cũng là ngưi gn bó vi ngành nông nghip nhiu năm, ông hn có nhiu “trăn tr” đi vi s trưng thành ca NAFIQPM nói riêng và s phát trin ca ngành nông nghip nói chung?

- Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chuyển định hướng từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Không chỉ riêng tôi mà những người làm trong ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp, bà con nông dân cũng rất nhiều trăn trở làm sao để các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ngày càng gia tăng về số lượng, bảo đảm chất lượng, khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Như đã nói ở trên, sứ mệnh của NAFIQPM là “bảo đảm nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng” và chúng tôi sẽ luôn nỗ lực để thực hiện tốt sứ mệnh đó. Tôi cho rằng, bảo đảm chất lượng ATTP là hành trình liên tục, không có điểm dừng, không có vạch đích và không có chỗ cho sự thỏa mãn. Bởi, chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản được nâng cao chính là thành tố không thể thiếu để góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân. Chất lượng sản phẩm cũng là yếu tố cốt lõi tạo ra giá trị và vị thế của mỗi ngành hàng, tạo thịnh vượng cho mỗi quốc gia.

- Xin ông chia s nhng mc tiêu, nhim v quan trng mà NAFIQPM s thc hin trong tương lai đ góp sc vào mc tiêu phát trin bn vng ngành nông nghip và tiếp tc hi nhp sâu rng hơn vi thế gii?

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, NAFIQPM đã nhanh chóng định hướng mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới tập trung vào 4 “trụ cột”, gồm: Bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản; kích hoạt gia tăng chế biến trong từng chuỗi giá trị ngành hàng; chủ động đàm phán tiếp cận, mở rộng thị trường; thúc đẩy phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, truyền thông quảng bá phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm là hành trình không có vạch đích
Các đại biểu tham gia ký kết Kế hoạch phối hợp “Hỗ trợ Hà Nội xây dựng và phát triển một số chuỗi giá trị nông lâm thủy sản bền vững 

Để triển khai mục tiêu trên, chúng tôi đã sớm xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm ưu tiên nguồn lực triển khai trong thời gian tới. Theo đó, NAFIQPM sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện chính sách pháp luật đồng bộ, gắn kết công tác bảo đảm chất lượng, ATTP, chế biến với phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản; hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho hoạt động chuẩn hóa chất lượng, bảo đảm ATTP làm cơ sở xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phương thức quản lý dựa trên nguy cơ, kiểm tra, thanh tra đột xuất, phối hợp liên ngành nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố chất lượng, ATTP, gian lận thương mại tạo môi trường bình đẳng thuận lợi cho sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản; chủ động phối hợp với các đơn vị trong đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và. Đồng thời, tăng cường cập nhật, phổ biến và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đáp ứng quy định của thị trường và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Xin cm ơn ông!

Đào Cảnh thực hiện

Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm là hành trình không có vạch đích -0

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…